Thứ ba, 05/11/2024 | 10:30 GMT+7
Các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) vừa phát triển thành công phương pháp lắng tầng nguyên tử chọn vùng mới với tiềm năng tạo nên bước đột phá cho ngành công nghiệp bán dẫn nhờ những sản phẩm vận hành nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn.
Chúng ta đều biết rằng hiện nay, các thiết bị điện tử, quang điện tử và cảm biến có xu hướng ngày càng nhỏ lại. Điều này đã thực sự trở thành thách thức đối với các thiết bị bán dẫn thông thường khi quá trình sản xuất rất tốn thời gian và tiền bạc do phải sử dụng đến khuôn định hình. Mặt khác, phương pháp chế tạo truyền thống còn tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng sản phẩm khi khả năng kháng hoặc dẫn điện không đồng nhất giữa các vùng khác nhau.
Tuy nhiên, với phương pháp lắng tầng nguyên tử chọn vùng. Việc chế tạo các khuôn định hình giờ đây không còn cần thiết nữa. Vật liệu bán dẫn sẽ được chuyển thành dạng nguyên tử và phun trực tiếp lên chất nền với kích thước tính toán sẵn. Nhờ đó, sản phẩm được tạo ra không chỉ chính xác về mặt thiết kế mà chất lượng dẫn - kháng điện cũng được đảm bảo tuyệt đối.
Tiến sĩ Stacey Bent, Khoa Kỹ thuật hoá học, Đại học Stanford cho biết, bên cạnh những lợi ích mà công nghệ mới có thể đem lại cho người dùng khi sản phẩm họ sử dụng vận hành hiệu quả hơn, các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn nói riêng và công nghiệp điện tử, quang điện tử và cảm biến nói chung khi thời gian chế tạo các thiết bị bán dẫn giảm đi đáng kể (từ 48h xuống còn chưa đầy 1h) đồng thời tiết kiệm một lượng lớn năng lượng.
Anh Tuấn (Theo Electroiq)