Thứ ba, 05/11/2024 | 10:25 GMT+7
Một trong những tàu vũ trụ của NASA đã phá vỡ kỷ lục về quãng đường bay xa nhất nhờ năng lượng mặt trời. Cột mốc quan trọng này được ghi nhận vào thứ 4 tuần này khi tàu vũ trụ Juno trị giá 1.1 tỷ đôla Mỹ (0.76 tỷ bảng Anh) bay được quãng đường dài 493 triệu dặm tính từ mặt trời.
Tàu vũ trụ Juno được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011. Juno là tàu vũ trụ đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời, được thiết kế để bay được những quãng đường xa từ mặt trời. Đó cũng là lý do vì sao tấm pin thu năng lượng mặt trời có diện tích bề mặt rất lớn. Tấm ván này phải đảm bảo thu đủ năng lượng để cung cấp cho tàu vũ trụ Juno.
Tàu vũ trụ Juno nặng 4 tấn, gồm 3 mảng pin năng lượng mặt trời, mỗi mảng dài khoảng 30 bước chân, với tổng cộng 18,600 pin năng lượng mặt trời đơn. 3 mảng pin này có khả năng tạo ra khoảng 14 kW điện.
Hiện, tàu vũ trụ Juno đang bay tới sao Mộc và dự kiến ngày 04/07 năm nay sẽ đến nơi. Trong năm nay, tàu vũ trụ Juno sẽ bay quanh hành tinh, nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh, trường hấp dẫn và từ trường.
Ông Scott Bolton, một trong những nhà khoa học chính sáng chế ra tàu vũ trụ Juno tại Viện Nghiên cứu Tây Nam, thành phố San Antonio cho biết: "Tàu vũ trụ Juno tập hợp những công nghệ tiên tiến nhất, giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của mình. Chúng tôi sử dụng tất cả các kỹ thuật hiện đại nhất để nhìn xuyên qua được các đám mây của Mộc tinh và khám phá ra những bí mật về hệ mặt trời của chúng ta mà Mộc tinh nắm giữ. Nhưng cứ như thể là mặt trời đang giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của sao Mộc và các hành tinh khác quay quanh nó".
Một nhiên liệu đặc biệt dành riêng cho nhiệm vụ khám phá vũ trụ sâu thẳm của Nasa trong tương lai đã được sản xuất. Đầu tháng này, NASA tung ra công nghệ xanh thể giúp máy bay tiết kiệm hàng tỷ đô la.
Ngọc Diệp (Theo Energy Live News)