Thứ ba, 05/11/2024 | 21:40 GMT+7
Các kỹ sư tại trường Đại học Standford, California, Mỹ đã và đang phát triển một công nghệ mới nhằm mục đích duy trì các tấm pin năng lượng mặt trời ở trạng thái nguội khi chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời, thúc đẩy sản lượng điện tạo ra trong quá trình này.
Khi các tấm pin năng lượng mặt trời bị đốt nóng, chúng trở nên kém hiệu quả hơn, làm giảm các chức năng năng của công nghệ năng lượng tái tạo.
Tại một tờ báo được xuất bản trong tuần này trong tạp chí của Viên Hàn lâm Khoa học Quốc Gia Mỹ, các giáo sư Shanhul Fan, Aaswath P.Raman và Linxiao Zhu đã giải thích phương pháp đẩy sức nóng ra ngoài của thiết bị mới này để tăng cường tính hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tấm vật liệu silica có cấu trúc được đặt nằm phía trên cùng của pin năng lượng mặt trời truyền thống. Tấm này sẽ hấp thụ và giải thoát sức nóng từ các tia hồng ngoại.
“Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt trời để thực hiện chức năng, cho dù sức nóng có bất lợi đối với tính hiệu quả của tấm pin năng lượng”, ông Fan phát biểu trong một bài viết. “Vật liệu phủ nhiệt của chúng tôi cho phép ánh sáng mặt trời đi qua, lưu trữ và thậm chí tăng cường tính hấp thụ ánh sáng mặt trời, nhưng vật liệu đó cũng làm nguội tấm pin bằng việc đẩy sức nóng thoát ra ngoài và cải thiện tính hiệu quả của pin năng lượng mặt trời.”
Họ dự tính rằng thiết bị này sẽ thúc đẩy tính hiệu quả năng lượng của pin hơn 1%, tạo nên một bước tiến bộ quan trọng trong sản xuất năng lượng.
Công trình xây dựng trên nghiên cứu của một đội ngũ vào năm ngoái, khi đó họ đã phát triển một loại vật liệu cực mỏng đẩy sức nóng của các tia hồng ngoại ra ngoài mà không làm nóng không khí xung quanh. Họ đã kiểm nghiệm thiết bị được chế tạo mới nhất trên một mái nhà của trường Standford và nhận thấy rằng tấm vật liệu phủ đó cho phép ánh sáng đi qua các tấm pin năng lượng mặt trời, trong khi đó lại làm mát thiết bị lọc nằm bên dưới.
Ngọc Ánh (Theo Bussiness Green)