Thứ tư, 06/11/2024 | 12:31 GMT+7

Công nghệ cao su phát điện từ Nhật Bản

28/05/2015

Loại polyme áp điện mới này có thể chuyển hoá áp suất và dao động cơ học thành năng lượng điện với hiệu quả cao, nhưng cực kỳ linh hoạt và ổn định.

Công nghệ kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến và mọi thiết bị đều cần đến kết nối mạng, nhu cầu cung cấp năng lượng ở mọi nơi, mọi lúc ngày càng lớn. Để giải quyết tình trạng này, một công ty công nghệ Nhật Bản đã đưa ra một giải pháp với tên gọi "cao su phát điện".

Theo đó, loại polyme áp điện mới này có thể chuyển hoá áp suất và dao động cơ học thành năng lượng điện với hiệu quả cao, nhưng cực kỳ linh hoạt và ổn định.

Có hai loại vật liệu áp điện phổ biến là gốm sứ và polyme. Cả hai đều dựa trên nguyên tắc sử dụng lực căng cơ khí để tạo ra điện và được sử dụng thường xuyên trong các thiết bị điện tử để cung cáp năng lượng trong các ứng dụng chuyên biệt, như cảm biến dao động và cảm biến áp suất.

Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu đều có nhược điểm riêng: Gốm sứ có hiệu quả chuyển đổi dao động và áp suất thành năng lượng có hiệu quả cao hơn nhiều, song lại rất nặng, dễ vỡ và chứa một hàm lượng chì, gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng trong khi đó polyme nhẹ và bền hơn, nhưng lại không hiệu quả bằng.

Với công nghệ mới này, công ty này khẳng định cao su chính là giải pháp dung hoà các ưu điểm của cả gốm sứ và polyme, đồng thời hạn chế tối đa những hạn chế nêu trên. Nó mỏng và nhẹ hơn cả polyme và tạo ra sản lượng điện tương đương với gốm sứ. Ngoài ra, "cao su phát điện" còn rất nhạy cảm với tải sáng, từ đó mở ra khả năng sản xuất thêm điện từ nguồn sáng mặt trời.

Hiện nay,công ty vẫn chưa công bố cụ thể về các thông số kỹ thuật, song việc sản xuất một sản phiên bản thương mại hoá cho cảm biến và ứng dụng trong thời gian tới là điều chắc chắn.

Trường Duy (Theo Gizmag)