Thứ bảy, 23/11/2024 | 04:44 GMT+7
Sun Flyer và Solar Impulse 2 là 2 mẫu máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời – khám phá thế giới quan trọng ngành hàng không, mở ra thời kỳ đổi mới cho nền công nghiệp sản xuất máy bay hiện đại.
Máy bay Solar Impulse 2
Năng lượng Mặt Trời là một trong nhiều khám phá thế giới có ý nghĩa quan trọng. Vào ngày 5/1, chiếc máy bay chạy bằng năng lượng này đã được vận chuyển từ Thụy Sĩ đến Trung Đông để chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm vòng quanh thế giới, dự kiến bắt đầu vào tháng này.
Tiếp nối thành công của máy bay năng lượng Mặt Trời đời đầu, Solar Impulse 2 sẽ thực hiện sứ mệnh mang tính cách mạng với chuyến bay vòng quanh thế giới kéo dài từ tháng 3-7/2015. Theo lịch trình dự kiến, Solar Impulse 2 sẽ xuất phát từ vùng Vịnh để tận dụng điều kiện thời tiết mây thấp ở Trung Đông, sau đó sẽ bay qua biển Ảrập để tới Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc trước khi vượt Thái Bình Dương, qua Mỹ, Đại Tây Dương, Nam Âu, cuối cùng là Bắc Mỹ, rồi trở về điểm xuất phát.
Năng lượng mặt trời được sử dụng vào máy bay là khám phá thế giới đang được chú ý
Mục tiêu đặt ra cho Solar Impulse 2 là bay liền hơn 120 giờ, tức 5 ngày và 5 đêm mỗi chặng, để máy bay có thể vượt qua Thái Bình dương và Đại Tây dương. Vận tốc ban đêm của máy bay được hạn chế ở mức 46km/h nhằm tránh pin cạn kiệt quá nhanh. Solar Impulse 2 có cấu tạo bằng sợi cácbon, nặng 2,3 tấn, sử dụng 4 động cơ 17,5 mã lực được cấp điện nhờ 17.248 viên pin Mặt Trời lắp dọc thân máy bay và một sải cánh dài 72 mét, tương đương với sải cánh của máy bay Airbus A380.
Ý tưởng chế tạo máy bay năng lượng Mặt Trời do nhà khoa học và khám phá dòng dõi hoàng gia Thụy Sỹ - Bertrand Piccard và người cựu phi công đồng hương - Andre Borschberg cùng thực hiện. Năm 1999, Piccard từng làm nên lịch sử khi trở thành người đầu tiên bay vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu khí nóng.
Việc "người tiền nhiệm" Solar Impulse hoàn thành chuyến bay thử nghiệm trong vòng 26 tiếng năm 2010 đã chứng minh pin Mặt Trời có thể tích đủ năng lượng ban ngày để dùng vào ban đêm. Năm 2013, chiếc máy bay này cũng thực hiện chuyến bay qua không phận châu Âu, Địa Trung Hải, tới Morocco, và bay qua Mỹ mà không cần dùng nhiên liệu hóa thạch.
Máy bay hạng nhỏ, Sun Flyer
Sun Flyer là chiếc máy bay loại nhỏ do hãng hàng không vũ trụ Bye của Mỹ chế tạo. Khi tiếp xúc với nắng trong nhiều ngày liên tục, Sun Flyer sẽ thực hiện được đúng chức năng bay và nạp nhiên liệu là năng lượng Mặt Trời.
Hãng Bye mới bán 20 chiếc máy bay tập lái chuyên dụng bằng năng lượng Mặt Trời cho Học viện Hàng không và Công nghệ Spartan. Nếu những chiếc máy bay này thật sự được cất cánh, chúng sẽ là minh chứng cho một bước tiến quan trọng của công nghệ hàng không.
Năng lượng mặt trời là khám phá thế giới quan trọng của nhân loại
Trang Popular Science hôm 20/01 vừa qua đã dẫn lời Geogre Bye - giám đốc điều Hành của hãng Bye cho biết: "Hiệu quả hoạt động của pin năng lượng Mặt Trời trong máy bay phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, thời tiết và mùa trong năm. Nếu như phi cơ đang bay chậm trong điều kiện trời trong và nắng gắt của mùa hè, pin có thể nạp được hơn 20% nhiên liệu cần thiết để duy trì trạng thái bay. Trong điều kiện nhiều mây của mùa đông, khả năng hấp thụ năng lượng sẽ giảm đi".
Theo ông Geogre Bye, hãng này sẽ không ngừng hoàn thiện công nghệ và sẽ không chỉ sản xuất máy bay tập lái. Trong 5-10 năm tới, các loại hình máy bay phổ thông khác sẽ ra đời nhằm hỗ trợ cho các phương tiện có kích cỡ lớn. Ông còn cho biết thêm: "Dựa trên sự phát triển của công nghệ này, con người sẽ tiến rất gần đến thời đại hàng không chạy bằng điện và đa nhiên liệu”.
Theo VietQ.vn