Chủ nhật, 15/09/2024 | 01:43 GMT+7

Nhật Bản triển khai dự án lắp đặt tua-bin tận dụng năng lượng đại dương

31/12/2014

Công ty công nghệ của Nhật Bản Toshiba và một đối tác không nhiều người biết tới của hãng này, IHI, đã được lựa chọn để thí điểm một dự án năng lượng đại dương mới mà ở đó, các một nhóm các tua-bin sẽ được lắp đặt dưới nước.

Công ty công nghệ của Nhật Bản Toshiba và một đối tác không nhiều người biết tới của hãng này, IHI, đã được lựa chọn để thí điểm một dự án năng lượng đại dương mới mà ở đó, các một nhóm các tua-bin sẽ được lắp đặt dưới nước. 

Dự án này một lần nữa chứng tỏ rằng các công ty lâu đời đang dần chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ sạch đầy mới mẻ.

Tua-bin tận dụng năng lượng đại dương đang từ từ gây dựng vị trí trên thị trường toàn cầu, và Nhật Bản đã nắm giữ "con át chủ bài" về năng lượng đại dương, chỉ chờ tung ra lúc cần. Đó là Hải lưu Kuroshio. 

9b65c8b2a_tua_bin.jpg

Hải lưu Kuroshio là một trong 2 dòng hải lưu lớn nhất, trong tổng số 7 dòng hải lưu chính của thế giới, nằm ngay ngoài khơi Nhật Bản.  Nó di chuyển với tốc độ 3 dặm/giờ.

Vận tốc của dòng hải lưu có vẻ không quá nhanh, nhưng nó đủ sức làm chạy tua-bin dưới mặt nước. Một điều cần xem xét nữa là việc dòng hải lưu này có thể dự đoán trước được và ít thay đổi nhỏ trong suốt cả năm.

Năm 2012, tờ The Japan Times cũng ghi nhận mức độ Nhật Bản có thể kiểm soát các tài nguyên trên biển của mình phục vụ cho tiềm năng về năng lượng đại dương. Vùng đặc quyền kinh tế của nước này lên tới 4,47 triệu km2, lớn thứ 6 thế giới.

Dự án mới về năng lượng đại dương này khởi động từ năm 2011, có sự bảo trợ của NEDO, tập đoàn phát triển công nghệ công nghệ và năng lượng mới của Nhật Bản.

Đây thực sự là bước đi mới nhất trong dự án do NEDO hỗ trợ tài chính, với sự tham gia của Toshiba, IHI, Đại học Tokyo và Viện Nghiên cứu Chiến lược toàn cầu Mitsui, trong việc nghiên cứu năng lượng đại dương.

IHI đã sử dụng vốn kinh nghiệm lâu năm của mình về năng lượng và kĩ thuạt hàng hải để sản xuất ra thiết bị này.

Nó bao gồm 2 tua-bin quay ngược chiều nhau, đặt trong một chiếc hộp nổi trên mặt nước. Chiếc hộp được neo dưới đáy biển và giống như một chiếc diều, nổi lên tại vị trí quan trọng trong dòng hải lưu.

Chưa có lịch trình cụ thể cho việc triển khai thiết bị này, song dự tính thiết bị này được đưa vào hoạt động năm 2017, khi dự án được hoàn thành.

Lê My (Theo Cleantechica)