Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:46 GMT+7

Xe bus đầu tiên chạy bằng khí sinh học

24/12/2014

Các chất thải được xử lý tại một công ty xử lý nước thải. Các vi khuẩn kị khí sẽ phân hủy chất thải, biến chúng thành khí sinh học giàu metan. Khí metan được phân tách và đưa vào để chạy xe buýt. Được biết, chiếc xe có thể chạy quãng đường lên tới 300 km bằng lượng đồ ăn thừa và chất thải của 5 hành khách trong vòng 1 năm.

Một chiếc xe buýt 40 chỗ ngồi vừa được đưa vào hoạt động, nhằm đưa đón hành khách từ trung tâm thành phố Bath đến sân bay Bristol, Anh. Điều đáng chú ý, đây là chiếc xe buýt đầu tiên chạy bằng khí sinh học được tạo ra từ chất thải của con người và thức ăn thừa.

Các chất thải được xử lý tại một công ty xử lý nước thải. Các vi khuẩn kị khí sẽ phân hủy chất thải, biến chúng thành khí sinh học giàu metan. Khí metan được phân tách và đưa vào để chạy xe buýt. Được biết, chiếc xe có thể chạy quãng đường lên tới 300 km bằng lượng đồ ăn thừa và chất thải của 5 hành khách trong vòng 1 năm.

b87ba6384_biobus2.jpg

Chiếc xe bus đưa đón hành khách ra sân bay

Công ty điều hành chiếc xe buýt này cho biết, xe chạy bằng nhiên liệu sinh học thân thiện mới môi trường sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố. Bởi, chiếc xe này tạo ra khí thải ít hơn 30% so với các loại xe thông thường và giúp hạn chế mùi hôi của các chất thải.

Chiếc xe được thiết kế với động cơ đốt trong, tương tự như động cơ chạy bằng diesel của một chiếc xe buýt thông thường. Khí nén được lưu trữ trên các bề mái vòm phía trên nóc xe buýt. Sự ra đời của chiếc xe buýt được cho là đúng thời điểm, khi thành phố Bristol đang hướng đến trở thành “thủ đô xanh” của Châu Âu.

Mỗi năm, thành phố Bristol xử lý khoảng 75 triệu mét khối nước thải và 35 ngàn tấn chất thải thực phẩm. Khối lượng chất thải này tạo ra được khoảng 17 triệu mét khối khí metan, đủ để cung cấp cho hơn 8.300 hộ gia đình.

Nếu loại xe buýt trên được đưa vào sử dụng rộng rãi, chúng sẽ giúp tận dụng được nguồn khí metan khổng lồ được tạo ra từ các chất thải. Qua đó, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và hạn chế ô nhiễm môi trường. 

Hải Nhy (Theo BBC)