Thứ tư, 15/01/2025 | 18:37 GMT+7
Một
nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Quốc Gia Úc vừa tìm ra cách sản
xuất hydro thông qua cơ chế quang hợp nhân tạo.
Hydro được dự đoán là nguồn nhiên liệu tiềm năng của tương lai, có thể thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch có chứa cacbon. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất hydro phổ biến nhất hiện nay vẫn là phân tách hydro từ phân tử nước. Với phương pháp sản xuất mới, các nhà khoa học hy vọng có thể sản xuất hydro với số lượng lớn và chi phí thấp.
Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Đại học quốc gia Úc
Phương
pháp mới được phát triển dựa trên nghiên cứu sử dụng lá nhân tạo để sản xuất
hydro của Đại học Harvard. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động thì hoàn toàn khác biệt.
Điểm mấu chốt của phương pháp này là sử dụng loại protein có tên ferritin. Đây
là loại protein rất phổ biến và tồn tại trong cơ thể của nhiều loài sinh vật,
có chức năng lưu trữ sắt.
Giáo sư Ron Pace, một người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Đây
là lần đầu tiên chúng tôi mô phỏng lại quá trình thu năng lượng từ ánh sáng mặt
trời”. Ông cho rằng nghiên cứu sẽ mở ra khả năng mới cho việc sản xuất
hydro như một nguồn nhiên liệu sạch và giá rẻ. Thậm chí, theo ông, một lượng
lớn hydro được tạo ra bởi quá trình quang hợp nhân tạo có thể sẽ làm thay đổi
nền kinh tế.