Một nhóm kỹ sư thuộc các trường Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc) và Đại học Minnesota, Duluth (Hoa Kỳ) đã đưa ra một giải pháp triển vọng để sạc pin điện thoại thông minh khi đang trên đường đi, mà không cần dây điện.
Máy phát điện nano của nhóm nghiên cứu được gắn trực tiếp vào vỏ máy của điện thoại di động, có thể khai thác và chuyển đổi năng lượng rung động từ một bề mặt như ghế ngồi của chiếc xe hơi đang chuyển động thành điện năng dùng cho điện thoại. Xudong Wang, PGS về khoa học và kỹ thuật vật liệu thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison tin rằng đây có thể là giải pháp mới để chế tạo thiết bị điện tử cá nhân tự sạc.
Máy phát điện nano sử dụng vật liệu polime điện áp phổ biến gọi là Polyvinylidene fluoride (PVDF). Vật liệu điện áp có thể sản xuất điện từ lực cơ học; ngược lại, có thể tạo ra biến dạng cơ học từ điện trường áp vào.
Thay vì lệ thuộc vào sức căng hoặc điện trường, các nhà nghiên cứu đã gắn các hạt bạc nano oxit kẽm vào màng mỏng PVDF dẫn đến sự hình thành của pha điện áp, cho phép khai thác năng lượng rung động. Sau đó, họ đã khắc bằng axit các hạt nano lên màng; kết quả tạo thành các lỗ liên kết với nhau gọi là mao quản trung bình (mesopore) vì kích thước khiến vật liệu cứng để hoạt động như bọt xốp. Vật liệu giống bọt xốp cần để khai thác năng lượng rung động. Vật liệu càng mềm, nó càng nhạy với các rung động nhỏ.
Bản thân máy phát điện nano bao gồm các tấm điện cực mỏng ở mặt trước và mặt sau của màng polime mao quản. Vì thế, các nhà nghiên cứu dễ dàng phủ màng mỏng, mềm dẻo này lên trên các bề mặt phẳng, ráp hoặc cong như da người. Trong trường hợp của điện thoại di động, nó sử dụng trọng lượng riêng của điện thoại để làm tăng khả năng dịch chuyển và khuyếch đại công suất điện.
Máy phát điện nano có thể trở thành bộ phận tích hợp của thiết bị điện tử như mặt sau hoặc vỏ và tự động khai thác năng lượng từ những rung động xung quanh để cung cấp trực tiếp cho thiết bị.
Theo Sciencedaily