Thứ bảy, 23/11/2024 | 21:16 GMT+7

Lá cây “giả” tạo nhiên liệu

12/09/2013

Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra phương pháp mô phỏng cách lá cây quang hợp thành nhiên liệu.

Trong một bước tiến đối với việc phát triển năng lượng bền vững, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra phương pháp mô phỏng cách lá cây quang hợp thành nhiên liệu. Khả năng biến đổi ánh sáng mặt trời và nước thành nhiên liệu dự trữ đã khiến lá cây trở thành đối tượng sử dụng năng lượng mặt trời tốt nhất. Phát minh này là sản phẩm sáng tạo của Dan Nocera và các cộng sự tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Nó được cho là sản phẩm cuối cùng có thể cung cấp điện cho một ngôi nhà và thậm chỉ cả thế giới đang phát triển chỉ nhờ một mảnh lá cây nhỏ dìm ngập trong chậu nước. 

6efc02fc6_20110331095538_la.jpg

Theo Tạp chí Discovery, công nghệ mới bắt chước quá trình quang hợp, trong đó, năng lượng mặt trời giải phóng các electron trong một chiếc lá, sau đó phân tách nước để tạo thành hydro và oxy, cung cấp năng lượng dự trữ cho cây. Các lá cây cần hai chất xúc tác để tạo thành quá trình phản ứng này và tương tự, các tấm pin mặt trời cũng đòi hỏi như vậy. Đột phá của nhóm nghiên cứu là tìm ra hai chất xúc tác rẻ tiền có thể tái tạo lại phản ứng quang hợp. Vật liệu silicon để làm một tấm pin mặt trời thông thường sẽ thu nhận ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, thay vì kết nối nó vào các đường dây điện giúp sạc pin, tấm silicon phủ các chất xúc tác (lá nhân tạo) sẽ được dìm ngập trong nước. Phát biểu tại Hội nghị của Hiệp hội hóa học Mỹ ở California, ông Nocera quả quyết, phát minh trên rất có ý nghĩa, không phải do đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã sáng chế được một tấm pin như vậy, mà bởi vì đây là lần đầu tiên, việc sử dụng các vật liệu rẻ tiền cũng đủ để làm thiết bị hoạt động.

 Lê My Theo Discovery News