Thứ bảy, 23/11/2024 | 07:16 GMT+7

Chế tạo vật liệu trong suốt hấp thụ ánh sáng

19/08/2013

Vật liệu mới này là một polime bán dẫn được trộn với các fu-lơ-ren, các phân tử dạng khung hình quả bóng bầu dục bao gồm 60 nguyên tử các-bon.

fe34f9043_resize_of_5_11.jpgVật liệu mới này là một polime bán dẫn được trộn với các fu-lơ-ren, các phân tử dạng khung hình quả bóng bầu dục bao gồm 60 nguyên tử các-bon. Khi được bổ sung lên một bề mặt dưới những điều kiện được kiểm soát nghặt nghèo, vật liệu này tự lắp ráp lại thành một mô hình lặp gồm các tế bào hình lục giác cỡ micron giống hình một cái tổ ong. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các màng lặp này có diện tích lên tới vài milimet vuông. 

Vật liệu này phần lớn là trong suốt bởi vì các chuỗi polime nén với nhau ở các đỉnh của các hình lục giác, vẫn được nén một cách lỏng lẻo và tương đối mỏng ở khắp các vùng chính giữa. Nhóm nghiên cứu cho biết, các đỉnh được nén chặt hấp thụ ánh sáng mạnh và có thể tạo độ dẫn điện. 

Nhóm nghiên cứu cho biết, mặc dù trước đây những màng mỏng mẫu hình tổ ong này đã được chế tạo ra bằng cách sử dụng các polime thông thường như polystyrene, nhưng đây là công trình đầu tiên về một vật liệu là hỗn hợp của các chất bán dẫn và fu-lơ-ren để hấp thụ ánh sáng và sản sinh một cách hiệu quả điện. Hoàn thiện ứng dụng vật liệu trên quy mô lớn sẽ cho phép tạo ra được rất nhiều ứng dụng thiết thực, ví dụ như các cửa sổ sản sinh ra năng lượng mặt trời hoặc các dạng màn hình quang học mới. 

Các nhà nghiên cứu chế tạo các màng mỏng này bằng cách tạo ra một dòng các giọt nước (có độ dày bằng 1/100 sợi tóc người) có kích thước micron khắp một lớp màng dung dịch polime-fu-lơ-ren mỏng. Các giọt này tự lắp ráp lại thành các dãy bên trong dung dịch polime. Khi nước bay hơi sẽ để lại các màng polime mỏng có hoa văn hình tổ ong. Phương pháp bay hơi này hiệu quả về chi phí và có khả năng được nâng quy mô lên sản xuất công nghiệp.

 Lê My Theo Vista.gov.vn