Các nhà nghiên cứu tại Đại học Basel đã thành công trong việc thay thế loại i-ốt hiếm thấy trong các tế bào quang điện nhuộm đồng bằng chất co-ban phong phú hơn, đó là một bước tiến lớn trong sự phát triển của sản xuất năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Tạp chí “Hóa học truyền thông” đã công bố kết quả của những tế bào gọi là Cu-Co này.
Các tế bào quang điện nhuộm (DSCs) chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Chúng bao gồm một chất bán dẫn trên lớp màu nhuộm. Phức hợp màu này sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời qua quá trình chuyển đổi electron và sẽ tạo ra dòng điện. Các ion trong chất điện phân giữ vai trò như một cơ quan trao đổi electron vào bên trong DSCs.
Thông thường thì i-ốt và iodua giữ vai trò như chất điện phân. Các nhà hóa học tại Đại học Basel đã thành công trong việc thay thế hệ thống trao đổi eletron dựa trên i-ốt trong DSCs bằng một hợp chất co-ban. Các thí nghiệm cho thấy tính hiệu quả khi làm việc không hề bị ảnh hưởng.
Việc thay thế i-ốt đã làm tăng tính bền vững của các tế bào quang năng một cách đáng kể: “I-ốt là một chất hiếm, chỉ xuất hiện ở mức độ 450/1 tỉ trên trái đất, trong khi đó co-ban lại là chất có nhiều hơn i-ốt gấp 50 lần.” Người điều hành dự án, giáo sư Biljana Bozic Weber giải thích.
Hơn nữa, sự thay thế này cũng sẽ loại bớt đi một trong những quá trình suy thoái lâu dài mà các hợp chất đồng phản ứng với các chất điện phân để tạo thành iodua và do đó sẽ cải thiện được tính ổn định của DSCs.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư hóa học trường Basel, ông Ed Constable và Catherine Housecrofl hiện đang tiến hành nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu suất của các DSCs dựa trên các hợp chất đồng. Trước đó họ đã từng chỉ ra rằng những chất ru-tê-ni hiếm ở trong các tế bào quang năng có thể được thay thế bởi các dẫn xuất đồng.
Đây là báo cáo đầu tiên về DSCs, là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của các tế bào quang năng không chứa i-ốt. Tuy vậy, còn nhiều khía cạnh liên quan tới hiệu quả của tế bào cần được giải quyết trước khi đưa chúng ra thị trường.
Thanh Thảo (Theo Sciencedaily)