Giáo sư Ueno Toshiyuki của Đại học Kanazawa đã phát triển thành công một thiết bị tầm trung cho phép tạo ra điện năng từ các xung động. Giáo sư cho biết, hiệu suất hoạt động của thiết bị có thể đạt mức 22 mW/cm3, cao hơn 20 lần so với các thiết bị cùng loại hiện nay.
Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý giảo từ nghịch đảo. Giảo từ là khả năng biến dạng của vật liệu dưới tác dụng của nhiều trường từ trường khác nhau. Ngược lại, khi vật liệu bị biến dạng, độ nhạy từ tính (khả năng từ hoá) và từ trường của vật liệu cũng bị biến đổi theo.
Giáo sư Ueno đã sử dụng một hợp kim của sắt và gali (galfenol) do Hải quân Hoa Kỳ phát triển để cải thiện độ nhạy sóng siêu âm cho khả năng giảo từ của thiết bị.
Thiết bị có kích thước 2mm x 3mm x 12mm, bao gồm 1 nam châm và 2 thanh galfenol đặt song song nhau, bao quanh là một cuộn dây điện. Một cực của 2 thanh galfenol được cố định, đầu còn lại gắn với một quả cân di động. Khi quả cân chuyển động, nó tạo ra một sức ép lên một trong 2 thanh galfenol và sức căng lên thanh còn lại, khiến chúng bị biến dạng và kéo theo sự thay đổi về từ trường, từ đó tạo ra dòng điện trong cuộn dây. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, giáo sư đã thu được cường độ dòng điện tối đa là 1,56 mW với tần số xung động là 357Hz.
Thiết bị có thể được ứng dụng trong các môi trường có độ biến thiên nhiệt độ lớn và trong tương lai có thể được sử dụng để thu áp lực bên trong lốp xe.
Theo Techno-Science