Thứ sáu, 22/11/2024 | 15:42 GMT+7

Cây phát sáng sẽ thay đèn chiếu sáng đô thị.

13/05/2013

Các nhà khoa học thuộc Dự án cây phát sáng ở California (Mỹ) đã chuyển thành công gen phát sáng trong đom đóm vào các loại cây giúp chúng cũng có thể tự phát sáng trong bóng tối.

Cây phát sáng trong bóng tối có thể sớm thay thế các bóng điện thắp sáng trên đường phố.
 
Các nhà khoa học thuộc Dự án cây phát sáng ở California (Mỹ) đã chuyển thành công gen phát sáng trong đom đóm vào các loại cây giúp chúng cũng có thể tự phát sáng trong bóng tối. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể áp dụng công nghệ này với những loại cây lớn, để sử dụng chúng thay thế ánh sáng điện trên đường phố.

1440310e9_cayphatsang.jpg

Dự án cây phát sáng được lấy cảm hứng từ đom đóm và những loại sâu có khả năng phát sáng bởi vì chúng có khả năng sản sinh ra một loại chất được gọi là phát quang sinh học. Chất này khiến có thể chúng có thể phát sáng tự nhiên trong bóng tối.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tách các enzim protein phát sáng có tên là Luciferase từ gen của đom đóm hay từ vi khuẩn phát sáng. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng phần mềm có tên là  Genome Compiler để giúp các loại thực vật có thể đọc được những gen này.

Tiến sĩ Antony Evans và các cộng sự sau đó tạo ra các gen mới mà cây có thể đọc được trong phòng thí nghiệm trước khi đưa chúng vào dung dịch agrobacteria lỏng. Đây là loại dung dịch có khả năng chuyển gen vào cây.

Các nhà khoa học đã tạo thành công những loại cây nhỏ có khả năng phát sáng và hiện họ đang tìm kiếm thêm nguồn vốn đầu từ thông qua trang web Kickstarter, để sử dụng công nghệ mới này trên những loại cây lớn hơn.

Cho đến nay, Dự án cây phát sáng đã nhận được sự ủng hộ của hơn 5.000 với tổng số tiền lên tới 284.000 USD. Chiến dịch quyên góp qua kênh Kickstarter sẽ kết thúc vào ngày 7/6 tới.

Cây phát sáng trong bóng tối có thể sớm thay thế các bóng điện thắp sáng trên đường phố.
 
Theo VietNamNet