Thứ ba, 05/11/2024 | 21:57 GMT+7

Lá nhân tạo sản xuất năng lượng từ nước bẩn

25/04/2013

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Havard, Hoa Kỳ đã chế tạo được “lá nhân tạo” thực tế đầu tiên trên thế giới với mục tiêu cung cấp điện cho các nước đang phát triển và các vùng sâu, vùng xa không được sử dụng điện.

0a05445e6_dung_1_1.jpgCác nhà khoa học thuộc trường Đại học Havard, Hoa Kỳ đã chế tạo được “lá nhân tạo” thực tế đầu tiên trên thế giới với mục tiêu cung cấp điện cho các nước đang phát triển và các vùng sâu, vùng xa không được sử dụng điện.
  
Hai đặc trưng mới quan trọng được bổ sung cho lá nhân tạo, gồm có khả năng tự sửa chữa hỏng hóc và sản xuất năng lượng từ nước bẩn. TS Daniel G Nocera, nhà khoa học đang làm việc cho dự án, cho biết lá nhân tạo mô phỏng khả năng của một chiếc lá thật để sản sinh năng lượng từ ánh nắng mặt trời và nước.
 
Lá nhân tạo trông thực sự giống lá thật nhưng khác là được sản xuất từ miếng bán dẫn silicon phủ chất xúc tác. Khi miếng bán dẫn silicon được nhúng vào trong bình nước và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các chất xúc tác trong lá nhân tạo phân tách nước thành hydro và oxy. Các khí đó sủi tăm trên mặt nước và có thể được thu gom lại để sử dụng làm nhiên liệu cho pin nhiên liệu sản xuất điện.
 
Lá nhân tạo cũng hứa hẹn được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn một số sản phẩm cùng loại, sử dụng kim loại đắt tiền và các vật liệu khác.
 
Trước đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học North Carolina đã từng nghiên cứu về lá nhân tạo.
Le My Theo Dailytech