Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:55 GMT+7

Biến chất thải thành năng lượng, nhiên liệu tái tạo

11/04/2013

Ngày 9/4, Ban chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả dioxin Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc… tổ chức tọa đàm về công nghệ xử lý chất thải thành năng lượng và nhiên liệu tái tạo.

baf602909_download_16.jpgNgày 9/4, Ban chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả dioxin Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc… tổ chức tọa đàm về công nghệ xử lý chất thải thành năng lượng và nhiên liệu tái tạo.

Đây là dịp các nhà quản lý, doanh nghiệp về chất thải và năng lượng thảo luận về khả năng hợp tác để chuyển đổi chất thải thành điện năng cho cộng đồng và các thành phố ở Việt Nam vì hiện nay 90% chất thải ở Việt Nam sử dụng phương pháp chôn lấp vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí tài nguyên.

Tiến sỹ David Moard, Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty năng lượng Mỹ (PowerHouse), nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Viện công nghệ khí hydro, có 23 bằng sáng chế về quá trình khí hóa, đốt cháy và ứng dụng khí gas cho biết công nghệ này là một quá trình khí hóa ở nhiệt độ cực cao. Các thất thải được chưng cất, biến chuyển thành khí hóa hợp dễ cháy, vô cơ, vô hại.

Với hệ thống các thiết bị do PowerHouse cung cấp có thể xử lý hầu như bất kỳ dòng chất thải nào từ gỗ, lốp xe, rác thải công nghiệp đến rác thải sinh hoạt. Sau đó khí hóa hợp này được sử dụng linh hoạt theo nhu cầu như để phát điện trong động cơ, tuabin, nồi hơi, cồn nhiên liệu tái tạo hoặc hydro.

Hệ thống có thể tách các vật liệu cứng ra riêng như các ống tiêm, bơm kim tiêm ở bệnh viện, đồ nhựa sau khi xử lý có thể tạo ra nguồn năng lượng khá tốt. Khí hóa hợp từ nhiên liệu tái tạo này còn được sử dụng để sản xuất điện hoặc đổi thành nhiên liệu lỏng cho giao thông vận tải như diesel JP8, Jet A và có khả năng sản xuất ethanol cho các hệ thống giao thông vận tải trong tương lai.

Theo tiến sỹ David Moard, đây là một hệ thống khép kín nên không có khí thải, giảm ô nhiễm môi trường. Khí tạo ra từ xử lý chất thải có giá trị bằng một nửa so với khí gas tự nhiên. Đối với Việt Nam, một ứng dụng của công nghệ này là sử dụng than hoạt tính để xử lý ô nhiễm dioxin.

Theo TTXVN