Chủ nhật, 24/11/2024 | 03:08 GMT+7

Bước đột phá trong công nghệ dự trữ điện năng

24/03/2013

Các nhà khoa học gần đây đã tạo ra một bước đột phát nhờ phát triển một loại pin dựa trên quá trình ôxi hóa khử có thể đạt được mức dự trữ điện năng lên tới 25 kW chỉ với một tấm pin kích thước 0,5 m2.

Ngày càng có nhiều điện năng được tạo ra từ các nguồn năng lượng vô tận như năng lượng gió và mặt trời. Những thiết bị dự trữ điện năng hiệu quả trở nên cần thiết để đảm bảo sự thiếu ổn định trong quá trình hoạt động của các nguồn năng lượng này. Các nhà khoa học gần đây đã tạo ra một bước đột phát nhờ phát triển một loại pin dựa trên quá trình ôxi hóa khử có thể đạt được mức dự trữ điện năng lên tới 25 kW chỉ với một tấm pin kích thước 0,5 m2. Các nhà khoa học sẽ trình bày loại pin mới lần đầu tiên tại hội chợ Hannover Messe diễn ra từ 8/4 tới 12/4.

719ea4c36_4321breakthrough.jpg

Mặt trời và gió là những nguồn năng lượng quan trọng. Gần một phần tư lượng điện chúng ta đang sử dụng ngày nay tới từ những nguồn năng lượng tái tạo. Chính phủ Liên bang Đức đã đặt mục tiêu là tới năm 2050 sẽ sản xuất toàn bộ điện cho đất nước từ năng lượng mặt trời, gió và năng lượng sinh khối.Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, sản lượng điện tăng thêm tạo ra từ năng lượng mặt trời và gió cần được dự trữ để sử dụng vào buổi tối hoặc khi trời lặng gió. Pin điện là một lựa chọn. Các loại pin ôxi hóa khử là một phương pháp hiệu quả để đảm bảo sự thiếu ổn định của các nguồn năng lượng tái tạo.  Các dòng pin này dự trữ điện năng trong các hợp chất hóa học, các chất điện phân. Tuy nhiên, loại pin hiện nay trên thị trường có kích thước như một tờ giấy A4 chỉ có thể tạo ra 2.3 kW năng lượng.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Công nghệ Năng lượng, An toàn và Môi trường Fraunhofer ở Oberhausen, Đức đã thành công trong việc tăng đáng kể công suất pin điện. Một thiết kế mới cho phép họ tạo ra loại pin với kích thước 0,5 m2, gấp 8 lần so với loại pin trước đây và có công suất lên tới 25 kW. Mẫu thiết kế có hiệu suất lên tới 80% và có thể tải được dòng điện 500A.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu bằng việc thử nghiệm các vật liệu màng và nghiên cứu quá trình quản lý pin, các mẫu thiết kế pin. Việc tăng cường các dòng electron giúp họ tối ưu hóa cấu trúc pin. Một mẫu thiết kế pin hoàn chỉnh sau đó cho phép họ tạo ra bước đột phá này. 

Tiến sỹ Jens Burfeind, trưởng nhóm nghiên cứu hệ thống dự trữ điện hóa tại Fraunhhofer cho biết: “Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải trong quá trình sản xuất pin là việc phát triển một cấu trúc hoàn toàn mới và việc tăng công suất.”

Kim Anh (theo http://phys.org/)