Thứ bảy, 21/12/2024 | 21:41 GMT+7

Tiêu chuẩn ISO 50001 là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý kỹ thuật và quản lý hệ thống

01/03/2013

Bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả một cách hiểu sâu hơn về liên kết các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 và một cách nhìn kết hợp hài hòa yếu tố kỹ thuật khi xây dựng một EnMS và thực thi chúng tại các tổ chức.

Bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả một cách hiểu sâu hơn về liên kết các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 và một cách nhìn kết hợp hài hòa yếu tố kỹ thuật khi xây dựng một EnMS và thực thi chúng tại các tổ chức.

Chúng ta xem tiến trình phát triển của tiêu chuẩn này, vào những năm 2000, ban đầu tiêu chuẩn về quản lý năng lượng được hình thành dưới dạng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại một số nước, sau đó năm 2007, UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc) tổ chức cuộc họp đầu tiên để đưa ra các ý tưởng của một tiêu chuẩn quản lý năng lượng quốc tế và gửi các yêu cầu đến Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với tư cách là bên tham gia. Yêu cầu được chấp nhận bởi Ban thư ký ISO và năm 2008 Ủy ban dự án 242 của ISO về Quản lý Năng lượng (ISO PC 242) lần đầu họp ở Arlington, Virginia, USA. Ủy ban ISO PC 242 có 35 nước thường trực trong đó vai trò chính của Viện tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ (ANSI) trong việc soạn thảo nội dung. Ngoài ra sự tham gia của UNIDO WEC (World Energy Council) Hội đồng Năng lượng Thế giới mang tính kết nối thông tin. Năm 2011 tại Geneva, Thụy sĩ, Ủy ban ISO/PC 242 và Tư vấn kỹ thuật U.S. TAGs (Technical Advisory Groups) đã thống nhất ban hành bản FDIS/ISO 50001 thành tiêu chuẩn ISO 50001:2011 vào tháng 6 năm 2011.

 Mục đích của tiêu chuẩn quản lý này đã được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế công bố để cung cấp cho các tổ chức một số tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý năng lượng. Các tiêu chuẩn quản lý năng lượng sẽ giải quyết vấn đề quản lý chiến lược năng lượng bao gồm: cung cấp năng lượng, thực hành mua sắm cho năng lượng bằng cách sử dụng thiết bị và hệ thống, sử dụng năng lượng, và bất kỳ vấn đề xử lý liên quan đến sử dụng. Các tiêu chuẩn cũng sẽ giải quyết vấn đề đo lường của việc sử dụng năng lượng hiện nay và thực hiện một hệ thống đo lường tài liệu, báo cáo và xác nhận các cải tiến liên tục trong lĩnh vực quản lý năng lượng. Đặc điểm kỹ thuật quản lý năng lượng sẽ cung cấp một phương pháp tiếp cận thực tế để nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm chi phí và cải thiện môi trường của các tổ chức thực hiện bằng cách kết hợp cả hai khía cạnh kỹ thuật quản lý năng lượng và các khía cạnh quản lý chiến lược như được chỉ ra trong Hình 1 dưới đây:

Quá trình quản lý

Quá trình Kỹ thuật

Xây dựng chính sách năng lượng

Thiết lập hồ sơ xem xét năng lượng

Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Thực hiện đánh giá năng lượng

Cung cấp nguồn lực

Mua sản phẩm &dịch vụ năng lượng

Đào tạo

Thiết kế

Trao đổi thông tin

Dự án tiết kiệm năng lượng

Hành động khắc phục phòng ngừa

Kiểm tra kết quả

Đánh giá nội bộ

Theo dõi và Đo lường

Xem xét của lãnh đạo

Hiệu suất thực hiện

Quá trình quản lý và kỹ thuật được kết hợp hài hòa thực hiện:

Kế hoạch hành động cải tiến năng lượng ưu tiên

Thực hiện các dự án năng lượng hiệu quả

Đo lường và xác minh các kết quả của dự án năng lượng

Kết quả được xác minh cung cấp cơ chế phản hồi để cải tiến năng lượng hiệu quả liên tục.

Hình 1: Quá trình quản lý năng lượng

Quá trình quản lý

Quá trình Kỹ thuật

Xây dựng chính sách năng lượng

Thiết lập hồ sơ xem xét năng lượng

Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Thực hiện đánh giá năng lượng

Cung cấp nguồn lực

Mua sản phẩm &dịch vụ năng lượng

Đào tạo

Thiết kế

Trao đổi thông tin

Dự án tiết kiệm năng lượng

Hành động khắc phục phòng ngừa

Kiểm tra kết quả

Đánh giá nội bộ

Theo dõi và Đo lường

Xem xét của lãnh đạo

Hiệu suất thực hiện

Quá trình quản lý và kỹ thuật được kết hợp hài hòa thực hiện:

Kế hoạch hành động cải tiến năng lượng ưu tiên

Thực hiện các dự án năng lượng hiệu quả

Đo lường và xác minh các kết quả của dự án năng lượng

Kết quả được xác minh cung cấp cơ chế phản hồi để cải tiến năng lượng hiệu quả liên tục.

 Cho đến thời điểm này tại Việt Nam các Chương trình tiết kiệm năng lượng đã được áp dụng tại các tổ chức từ 2006 đến 2011 gồm:

1. Mô hình chương trình tiết kiệm năng lượng theo PECSME.

      2. Mô hình chương trình tiết kiệm năng lượng theo GERIAP.

      3. Mô hình chương trình tiết kiệm năng lượng theo AEMAS.

 Vấn đề:

Giải pháp kỹ thuật và thay đổi công nghệ trong một Tổ chức là không đủ một mình để duy trì cải tiến tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy cải tiến liên tục hoặc tạo ra một kế hoạch quản lý chiến lược năng lượng.

 Giải pháp:

Thực hiện Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 có chứa các yêu tố cần thiết để đảm bảo cải tiến liên tục, duy trì tiết kiệm từ các dự án năng lượng và dẫn đến một kế hoạch quản lý chiến lược năng lượng.

 Chúng ta hãy xem tiến trình phát triển của EnMS dựa trên các Mô hình tiết kiệm năng lượng và tiêu chuẩn ISO 50001 theo Hình số 2 dưới đây:

 

Về cơ bản các Mô hình này đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm đạt được các mục tiêu của dự án mà thiếu đi một sức sống bền vững bởi không có một Hệ thống quản lý Năng lượng EnMS theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 50001:2011 với yêu cầu bao trùm là Cải tiến liên tục của tiêu chuẩn làm cốt lõi. Một trong những trở ngại lớn nhất cho phát triển EnMS tại doanh nghiệp là niềm tin của khách hàng đối với việc có được một hệ thống quản lý năng lượng mang lại giá trị và tính bền vững và sự thiếu hụt các chuyên gia kỹ thuật về năng lượng. Tại thời điểm này ngoại sự hỗ trợ từ khung pháp lý thì nhiều người đứng đầu doanh nghiệp cho rằng họ đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng QMS, môi trường EMS không hiệu quả và có thể cả EnMS nữa nếu không muốn nói là một cổ 3 tròng.

 

Phan Tuấn Hùng
Chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001,
Công ty TNHH TUVNORD Việt Nam.