Thứ bảy, 23/11/2024 | 07:18 GMT+7

Màn hình hiển thị dựa trên sự phản xạ ánh sáng

16/11/2012

Liên minh sản xuất màn hình Nhật Bản Japan Display vừa giới thiệu thành quả nghiên cứu mới nhất của họ: những tấm LCD có khả năng hiển thị đa màu sắc và video giống như thông thường nhưng trên nền công nghệ mới bằng cách phản xạ một phần ánh sáng chiếu tới nó.

Liên minh sản xuất màn hình Nhật Bản Japan Display vừa giới thiệu thành quả nghiên cứu mới nhất của họ: những tấm LCD có khả năng hiển thị đa màu sắc và video giống như thông thường nhưng trên nền công nghệ mới bằng cách phản xạ một phần ánh sáng chiếu tới nó.

Có thể nói công nghệ này gần giống với cách mà những chiếc máy đọc sách điện tử hiển thị khi có ánh sáng chiếu vào. Quan trọng nhất là nhờ việc hạn chế tự phát sáng, những tấm màn hình mới sẽ tiết kiệm điện năng đáng kể trong quá trình hiển thị và kéo dài thời gian sử dụng với cùng một dung lượng pin.

ca54d68bc_image001_2f108.jpg

Để tạo ra những tấm LCD này, các kĩ sư đã thêm vào màn hình một lớp vật liệu đặc biệt mà họ gọi là Light Control Layer (lớp điều khiển sáng LCL). Theo giải thích, tấm nền màn hình gốc có khả năng phản xạ ánh sáng hệt như kim loại mài nhẵn hay gương bóng. Tuy nhiên, do được chế tạo từ LCD, nó được tích hợp các vi mạch điện tử cho phép lưu trữ tín hiệu. Tùy từng trạng thái điều khiển của vi mạch mà nó cho phép hiển thị thông tin khác nhau khi ánh sáng chiếu vào.
 
Trong khi đó, lớp điều khiển sáng LCL có tác dụng như một filter lọc sắc. Nó sẽ phân tán ánh sáng phản xạ trở lại theo một cách nào đó để tạo nên hiệu ứng màu sắc khi chiếu tới mắt người dùng. Như vậy, về cơ bản phương pháp hiển thị trên màn hình khá tương đồng với máy đọc sách thông thường, tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là cách mà nó tạo ra màu sắc. Chưa có loại máy đọc sách nào trên thị trường có thể tạo ra màu sắc dựa vào phản xạ ánh sáng, để đạt được điều đó thì người ta phải sử dụng công nghệ phát sáng điểm ảnh.

Hiện Japan Display rất kì vọng công nghệ của họ sẽ sớm được triển khai rộng rãi do khả năng tiết kiệm năng lượng của nó. Hiện họ đã sản xuất thử hai phiên bản của chiếc màn hình trên nền tảng LCL. Loại thứ nhất có khả năng phản xạ ánh sáng rất cao, tới 40% lượng ánh sáng được truyền trở lại, trong đó chỉ 5% nằm trong hệ màu NTSC được phản xạ. Loại thứ hai, có tới 36% lượng sáng của hệ màu NTSC được phản xạ, nhưng độ phản xạ toàn phần thấp hơn và ở mức 28%. Cả hai mẫu màn hình này đều có độ tương phản 30:1 và nhà sản xuất cho biết chỉ cần một nguồn cung có công suất 3mW (1 mW =1/1000 W) để hoạt động.

 Kim Anh Theo Engadget