Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:18 GMT+7

Pin mặt trời hoạt động tốt ở vùng tuyết rơi

27/10/2012

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Michigan, việc đầu tư lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho hiệu quả cao, thậm chí cả ở những vùng thời tiết thường xuyên có tuyết.

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Michigan, việc đầu tư lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho hiệu quả cao, thậm chí cả ở những vùng thời tiết thường xuyên có tuyết. Hiệu ứng phản xạ của băng (hiệu ứng Albedo) gây ra bởi lớp tuyết trắng thực tế đã giúp tăng hiệu suất năng lượng mặt trời (đây là điều trái ngược với những gì mà chúng ta có thể nghĩ tới).

d21a5af30_pin_mt.jpg

Trong khi một lớp tuyết tạm thời bao phù các tấm pin mặt trời và khiến chúng ngừng hoạt động, điều này không hề kéo dài, thậm chí ở các những vùng tuyết rơi dày nhất.

Nhà nghiên cứu Joshua Pearce  tại Đại học Công nghệ Michigan cho biết “Thỉnh thoảng, tuyết còn có tác dụng tích cực tới pin mặt trời. Nó có thể khiến tấm pin tạo ra nhiều điện năng hơn theo cách mà nó giúp những người trượt tuyết có làn da rám nắng trong những ngày đông đầy nắng.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại St. Lawrence College và Queen’s University, cùng với một nhóm 20 đối tác khác đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuyết tại phòng thí nghiệm Open Solar Outdoors Test Field.

“Họ tạo ra một mô-đun trên máy tính để ước tính xem với những lượng tuyết bao phủ khác nhau và với các loại pin mặt trời khác nhau, sản lượng năng lượng tạo ra sẽ giảm đi như thế nào. Sau đó, họ điều chỉnh và so sánh mô hình mẫu của họ với các số liệu từ rất nhiều trang trại năng lượng mặt trời lớn đang hoạt động tại Ontario.”

Các nhà khoa học Pearce và R. W. Andrews đã đưa ra một bài viết dựa trên nghiên cứu này mang tên “Ước tính về hiệu suất năng lượng của hệ thống quang điện do ảnh hưởng của tuyết rơi”. Bài viết này được đăng trên tạp chí Photovoltaic Specialists Conference, số 38 năm 2012.

Kim Anh (theo Cleantechnica.com)