Thứ bảy, 23/11/2024 | 07:56 GMT+7

Làm ra điện từ nhà vệ sinh

31/10/2012

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo ra lò phản ứng năng lượng sinh học bền (EBR), một hệ thống có thể sản xuất tại chỗ năng lượng sinh học từ chất thải nhà bếp và nhà vệ sinh.

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo ra lò phản ứng năng lượng sinh học bền (EBR), một hệ thống có thể sản xuất tại chỗ năng lượng sinh học từ chất thải nhà bếp và nhà vệ sinh.

197fc912a_so_do.jpg
 
Sơ đồ minh họa quá trình sản xuất năng lượng sinh học từ thiết bị EBR.

Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã chế tạo EBR. Họ khẳng định loại nhiên liệu nói trên có thể được cấp trực tiếp cho các động cơ và máy phát điện mà không cần bất kỳ quá trình tinh chế nào.

Theo các nhà nghiên cứu, EBR có thể sản xuất từ 94,6-189,2 lít nhiên liệu sinh học/ngày từ chất thải hoặc vật liệu xenlulo đã qua xử lý.

Công nghệ này dựa trên các vi khuẩn quang hợp thông qua việc kết hợp các enzym thực vật với một hệ thống chiếu sáng hiệu quả mà có nhiều trong những tế bào đó.

Những phản ứng từ sự kết hợp của các enzyme và vi khuẩn sẽ tạo ra các phân tử nhiên liệu, sau đó đẩy chúng vào một môi trường để cô lập và tách ra khỏi dung dịch lên men.

Loại nhiên liệu được tạo ra ở công đoạn cuối sẽ không cần tinh chế và có thể sử dụng để thay thế dầu diesel trong động cơ và máy phát điện. Với tính dễ vận chuyển và lắp đắp, EBR rất lý tưởng, để phục vụ quân đội và các hoạt động nhân đạo tại các khu vực héo lánh.

Theo ước tính, một EBR có thể cung cấp nhiên liệu cho một máy phát điện có khả năng mỗi ngày sạc cho 60 xe điện cỡ nhỏ và vừa, với quãng đường chạy khoảng 80,4 km/ngày.

 

Theo ICON