Đây là 1 trong 4 công trình vừa đoạt giải Nhất VIFOTEC 2011 và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.Lò hơi tầng sôi được thiết kế, chế tạo, cho phép đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau trên cùng một thiết bị
TS Nguyễn Thanh Quang, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cùng các cộng sự tại Đại học Bách khoa TP Đà Nẵng, đã hoàn thành công trình khoa học "Lò hơi đốt nhiên liệu xấu kiểu tầng sôi tái tuần hoàn", qua đó làm chủ hoàn toàn công nghệ tầng sôi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, than cám xấu.Tận dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệpTS Nguyễn Thanh Quang- chủ nhiệm đề tài, cho biết, trước đây, lò hơi tầng sôi ở nước ta chỉ biết đến ở nghiên cứu lý thuyết và một vài thiết bị nhập từ nước ngoài sử dụng dầu FO, than đá, rất tốn kém. Chưa có cơ sở nào trong nước nghiên cứu triển khai chế tạo lò hơi tầng sôi.Năm 2007, TS Nguyễn Thanh Quang cùng các cộng sự bắt tay vào nghiên cứu công nghệ lò hơi tầng sôi đốt nhiên liệu xấu. Năm 2009, đề tài đã được hoàn thành và chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp trong cả nước dùng để đốt biomass (các chất hữu cơ có nguồn gốc từ trấu, mùn cưa, vỏ điều, bã mía,…) và than cám (3b-4a).Lò hơi tầng sôi được thiết kế, chế tạo, cho phép đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau trên cùng một thiết bị với hệ thống điều khiển hiện đại. Các thông số kỹ thuật và vận hành của lò hơi đều đảm bảo tương đương với các lò hơi tầng sôi của nước ngoài.Hiện nay, nhóm tác giả đã làm chủ hoàn toàn công nghệ tầng sôi để đốt các nhiên liệu xấu, công nghệ chế tạo toàn bộ hệ thống thiết bị lò trong nước, tránh phải nhập khẩu các thiết bị từ nước ngoài, thời gian thực hiện nhanh hơn.Hiệu quả nhiều mặtLò hơi sử dụng được các nhiên liệu có sẵn trong nước mà trước nay rất khó sử dụng cho công nghiệp và thường bỏ phí như than cám xấu, biomass, tiết kiệm, không sử dụng các nguồn than đá chất lượng cao dùng cho xuất khẩu hoặc luyện kim. Mặt khác, cũng hạn chế nhập khẩu dầu vốn khá bấp bênh do phụ thuộc thị trường thế giới.Theo TS Quang, hiện đề tài được áp dụng trong cả nước cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng hơi bão hòa trong các ngành công nghiệp: thực phẩm, nước giải khát, thức ăn chăn nuôi, cao su, bia, rượu, giấy, bao bì,… Một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ lò hơi kiểu tầng sôi như Công ty TNHH Sản xuất – thương mại Tân Quảng Phát ở Bình Dương, Công ty cổ phần Rượu bia Hà Nội ở Hà Nội, Công ty Bao bì SOVI ở Đồng Nai, Công ty Phát triển nguồn lợi thủy sản ở Quảng Nam...Phản hồi từ các doanh nghiệp cho thấy, chi phí nhiên liệu có thể giảm đến 30-40% so với trước đây. Các doanh nghiệp đã tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm so với sử dụng nhiên liệu truyền thống (than đá, dầu). Phụ phẩm nông nghiệp được tận thu sử dụng cũng góp một phần tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người nông dân ở vùng nông thôn, góp phần vào việc giảm khí thải nhà kính.Theo TS Quang, công suất lò hơi thiết kế từ 3tấn/giờ-40tấn/giờ và trong tương lai có thể chế tạo lò hơi cống suất hàng trăm tấn trong nước một cách chủ động. Công trình có khả năng áp dụng ở quy mô công nghiệp, sản phẩm dễ chế tạo, dễ sử dụng, đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất, nguyên vật liệu dễ kiếm, thay thế nhập ngoại...
Theo Chinhphu.vn