Thứ bảy, 23/11/2024 | 05:27 GMT+7

Sản xuất năng lượng mặt trời từ vũ trụ

18/05/2012

Điều này sẽ cung cấp một nguồn điện năng chất lượng, đáng tin cậy và không cần thiết phải lưu trữ năng lượng từ nguồn tái tạo trên mặt đấ

Sa mạc Sahara có thể là một nơi tuyệt vời để thu năng lượng mặt trời, nhưng vị trí đó không hề thuận tiện cho việc phân phối điện năng tới các khu vực khác. Các kỹ sư tại Đại học Strathclyde, Glasgow (Anh) đang theo đuổi ý tưởng về việc thu năng lượng mặt trời từ không gian bởi nó thực sự có thể cải thiện khả năng tiếp cận.

dcf043335_space_solar.jpg

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học này đã thử nghiệm thiết bị trong không gian, có khả năng mang lại nền tảng hoạt động cho các tấm pin mặt trời và cho phép nó chuyển năng lượng đó trở lại Trái Đất thông qua sóng laser hoặc sóng cực ngắn. Thử nghiệm có tên gọi là Suanieadh, được tiến hành hồi tháng 4 tại vùng rìa vũ trụ ở Bắc Cực.

Theo Tiến sĩ Massimiliano Vasile, khoa Kỹ thuật Hàng không và Cơ khí thuộc Đại học Strathclyde, dự án hiện tại, được gọi là SAM, sẽ thử nghiệm việc triển khai một cấu trúc tế bào siêu nhẹ có thể thay đổi hình dạng. Cấu trúc này làm từ các tế bào có khả năng tự nhân lên trong môi trường chân không và có thể thay đổi thể tích. “Nó mô tả cấu trúc tế bào tự nhiên có trong tất cả các sinh vật sống. Việc kiểm soát các tế bào một cách độc lập có thể cho phép chúng ta biến đổi cấu trúc của nó thành thiết bị thu quang năng và bảo vệ cấu trúc này trong các tấm pin mặt trời”.

Tiến sĩ Vasile cho biết: "vũ trụ mang lại 1 nguồn nguồn thu năng lượng mặt trời tuyệt vời và chúng ta có lợi thế khi có thể thu năng lượng bất kể ngày đêm, các điều kiện thời tiết".

Những sự cải tiến như thế này sẽ cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy trên toàn thế giới, nơi mà việc phân phối điện mặt trời còn gặp nhiều khó khăn. Không phải tất cả mọi địa hình đều thích hợp cho việc sản xuất năng lượng mặt trời, và những nơi được cho là lí tưởng không phải lúc nào cũng gần khu vực dân cư sinh sống mà không nhất thiết phải ở gần khu vực sinh sống. Hơn nữa, công nghệ như thế này có thể là vô cùng giá trị khi xây dựng lại cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy sau thiên tai.

Theo tiến sĩ Vasile, "ở những khu vực như sa mạc Sahara, nơi cung cấp nguồn điện mặt trời có chất lượng, việc phân phối điện năng tới các khu vực cần sử dụng nó là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ trở ngại này và sử dụng quang năng từ không gian để giải quyết chúng”.

"Bằng cách sử dụng sóng cực ngắn hoặc sóng laser, chúng tôi sẽ có thể đưa năng lượng trở về Trái Đất và trực tiếp đưa tới các khu vực nhất định. Điều này sẽ cung cấp một nguồn điện năng chất lượng, đáng tin cậy và không cần thiết phải lưu trữ năng lượng từ nguồn tái tạo trên mặt đất”.

"Ban đầu, vệ tinh nhỏ hơn sẽ có thể tạo ra đủ năng lượng cho một ngôi làng nhỏ nhưng mục tiêu của chúng tôi, với công nghệ sẵn có, là sẽ có được cấu trúc đủ lớn trên vũ trụ, có thể thu điện năng để cung cấp cho một thành phố lớn”.

Tiến sĩ Vasile nói thêm: "Sự thành công của cuộc thử nghiệm Suaineadh cho phép chúng tôi tiếp tục tiến tới các giai đoạn tiếp theo của dự án, bao gồm việc tìm kiếm thiết bị phản xạ nhằm thu năng lượng.”

Lê My (theo Cleantechnica)