Thứ bảy, 23/11/2024 | 10:16 GMT+7

Cánh bướm là cảm hứng mới cho pin quang năng

16/04/2012

Các nhà khoa học đã sử dụng một loại kính hiển vi điện tử để nghiên cứu cấu trúc cánh của 2 loài bướm đen. Sở dĩ họ chọn màu đen là bởi chúng có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời ở mức tối đa.

Các nhà khoa học đã sử dụng một loại kính hiển vi điện tử  để nghiên cứu cấu trúc cánh của 2 loài bướm đen. Sở dĩ họ chọn màu đen là bởi chúng có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời ở mức tối đa.

4227d861b_butterflywingsolarpanel.jpg

Họ phát hiện ra rằng cánh của bướm gồm nhiều lớp vảy hình chữ nhật được kéo dài ra và được sắp xếp chồng chéo lên nhau trông như hình mái ngói. Mỗi lớp vảy lại có các gợn dốc với các lỗ nhỏ ở cả 2 bên và dẫn xuống lớp thứ hai.

Đặc tính này sẽ đưa ánh sáng tới lớp thứ 2 và giúp cho con bướm có thể thu nhiều năng lượng.

Tongxiang Fan, nhà khoa học vật liệu tại Đại học Shanghai Jiao Tong (Trung Quốc) và nhóm của mình đang tiến hành phát triển một sản phẩm pin quang năng thương mại lấy cảm hứng từ cánh bướm. Theo ông, đây là cách rất rất hiệu quả để thu năng lượng. Tuy nhiên ông khẳng định “Đây mới chỉ là bước đầu tiên”.

Ông Fan cho biết: “Khả năng thu và sử dụng ánh sáng là điều rất quan trọng đối với hoạt động của các thiết bị năng lượng mặt trời”.

Lê My (theo New York Times)