Thứ bảy, 23/11/2024 | 12:34 GMT+7

Vật liệu nhân tạo truyền điện không dây

19/07/2011

Công nghệ mới mở ra khả năng chế tạo các loại vật liệu hợp chất lạ hay còn gọi là siêu vật liệu. Những loại vật liệu này không chứa một chất duy nhất, mà được đưa thêm cấu trúc do con người tạo ra nhằm tạo những tính năng không thể tìm thấy trong tự nhiên.

Các kỹ sư điện tại Ðại học Duke (Mỹ) đã xác định được những vật liệu nhân tạo đặc biệt nhằm cải  thiện quá trình truyền điện cho các thiết bị nhỏ như máy tính xách tay hay điện thoại di động và những thiết bị lớn hơn như ô-tô, thang máy mà không cần dây dẫn. Công nghệ mới mở ra khả năng chế tạo các loại vật liệu hợp chất lạ hay còn gọi là siêu vật liệu. Những loại vật liệu này không chứa một chất duy nhất, mà được đưa thêm cấu trúc do con người tạo ra nhằm tạo những tính năng không thể tìm thấy trong tự nhiên.

a12af99f5_vat_lieu.jpg
Ảnh minh họa

Thực tế, loại siêu vật liệu đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây của Ðại học Duke và có khả năng sẽ được ứng dụng trong các hệ thống truyền tải điện không dây trong tương lai. Loại siêu vật liệu được sử dụng trong truyền tải điện không dây được cấu thành từ hàng trăm cho đến hàng nghìn mạch dẫn mỏng riêng biệt, được sắp xếp thành một mảng. Mỗi mảng được cấu thành từ một chất nền sợi thủy tinh đồng, được sử dụng trong các bảng mạch in. Sau đó, các mảng được sắp xếp trong vô số các cấu hình. Các nhà nghiên cứu tại Duke cho rằng, với những khám phá mới về tác dụng của siêu vật liệu, việc phát triển các thiết bị thực tế có thể trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Công nghệ xanh sản xuất hy-đrô

Nhà nghiên cứu Mo-ha-mét Ha-la-bi thuộc Ðại học Công nghệ Anh-hô-ven Hà Lan (TU Eindhoven) đã giới thiệu một công nghệ  mới và sạch trong sản xuất hy-đrô đạt độ tinh khiết cao từ khí tự nhiên. Công nghệ mới sản xuất hy-đrô ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với công nghệ hiện đang được sử dụng và không giải phóng CO2 vào bầu khí quyển. TU Eindhoven đang phát triển một công nghệ cải tiến mới mang tên 'hấp thụ tăng cường tạo xúc tác khí mê-tan', nhờ sử dụng các chất xúc tác hoặc vật liệu hấp thụ mới. Ha-la-bi đã cộng tác với Trung tâm nghiên cứu năng lượng của Hà Lan (ECN) nhằm chứng minh tính khả thi của việc sản xuất hy-đrô thông qua công nghệ mới. Quá trình trên được thực hiện trong lò phản ứng lòng dẫn cuốn có sử dụng chất xúc tác rô-di (Rh) và chất hấp thụ hy-đrô-tan-xit như một hệ thống vật liệu mới. Hy-đrô được sản xuất trên chất xúc tác hoạt tính và CO2 hợp sinh đạt hiệu quả hấp thụ trên chất hấp thụ, do đó ngăn ngừa phát tán CO2 vào khí quyển.

Theo Nhân dân