Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:05 GMT+7
Bằng cách kết hợp đồng, kẽm, thiếc, và lưu huỳnh hoặc selen - tất cả đều là các nguyên tố sẵn có và giá rẻ, trường đại học Luxembourg đã sản xuất ra được loại pin mặt trời hiệu suất 6.1%.
Phòng thí nghiệm quang điện tại đại học Luxembourg đã phát triển một quy trình chuẩn bị cao cấp dành cho pin mặt trời, đưa loại pin này lập kỉ lục châu Âu với hiệu suất 6.1%.
Hiệu suất này đã được Viện Fraunhofer về hệ thống năng lượng
mặt trời chứng nhận. Đây là 1 trong 8 nơi trên thế giới có thẩm quyền chứng nhận
tính hiệu quả của pin mặt trời.
Kesterites kết hợp giữa chi phí thấp của các loại công nghệ pin mặt trời màng mỏng và vật liệu thô.
Một vài phòng thí nghiệm cho biết sự hao hụt thiếc trong quá trình chuẩn bị đã làm hạn chế khả năng kiểm soát các quá trình kết tủa. Do đó, Phòng thí nghiệm quang điện đã xây dựng quy trình chuẩn bị, cho phép kiểm soát lượng thiếc hao hụt, và ngay trong lần thử đầu tiên đã xác lập kỉ lục về hiệu suất. Chi tiết về quy trình này đã được công bố trong tạp chí Journal of the American Chemical Society.
Giám đốc Phòng thí nghiệm quang điện, Susannae Siebentritt cho biết: “Với thành công đầu tiên này, chúng tôi đã có thể hiểu thêm về những hạn chế cả những lại pin mặt trời này. Điều này sẽ giúp chúng tôi tăng thêm hiệu suất của nó hơn nữa”.
Pin quang điện màng mỏng đang ngày càng mở rộng thị phần của mình trên thị trường bởi chi phí sản xuất thấp. Chúng hầu hết dựa trên cở sở mức tiêu thụ năng lượng và vật liệu thấp hơn so với các loại công nghệ vi mạch truyền thống.
Phòng thí nghiệm quang điện thuộc Đại học Luxemburg là một nhóm các nhà nghiên cứu phát triển quy trình và các loại vật liệu mới cho pin mặt trời. Phòng thí nghiệm cũng tập trung đẩy mạnh những hiểu biết về mặt vật lí của các loại vật liệu và những điểm chung liên quan tới các loại pin mặt trời này.
Lê My (theo compoundsemiconductor.net)