Tìm kiếm giải pháp thắp sáng cho thành phố vào ban đêm là
một thách thức muôn đời đối với các nhà quy hoạch đô thị. Quá nhiều ánh sáng
sẽ gây nên "ô nhiễm ánh sáng" khiến cư dân thành thị không thể ngắm
sao và làm đảo lộn nhịp sinh học của nhiều loài chim và thú. Nhưng nếu đô thị
không có đủ ánh sáng vào buổi tối, người dân sẽ cảm thấy bất an khi đi ra
ngoài.
Vào ban ngày, đèn hoa mở các "cánh" để thu nhận
ánh sáng. Khi mặt trời di chuyển, hướng của các cánh cũng thay đổi sao cho
chúng có thể thu nhận ánh sáng ở mức tối đa (giống như hoa hướng dương).
Trong những ngày mà bầu trời có nhiều mây và gió lớn, mặt dưới của các cánh
hoa được đảo lên trên để hứng gió. Khi các cánh hoa xoay, chuyển động của
chúng được truyền tới một rotor và biến thành điện.
Đèn hoa liên tục thay đổi giữa hai chế độ "mặt trời"
và "gió" cho phù hợp với điều kiện thời tiết. Nó hiển thị quá trình
tích trữ năng lượng trên "thân" với một đèn trang trí để người đi
đường có thể nhìn thấy.
Khi mặt trời lặn, những bóng LED trên đèn hoa tự động bật để chiếu sáng khoảng
không gian bên dưới. Philips khẳng định kiểu đèn úp sẽ hạn chế đến mức tối đa
tình trạng ô nhiễm ánh sáng, cho phép người dân ngắm nhìn những ngôi sao trên
trời. Nếu vắng người, đèn sẽ hoạt động ở chế độ chờ với ánh sáng mờ. Khi có
người đi qua, các thiết bị cảm nhận chuyển động sẽ tăng độ sáng của đèn.
Philips cho biết, mức tiêu thụ điện của đèn hoa chỉ bằng một nửa so với đèn
đường truyền thống nhưng vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Do đèn hoa không sử
dụng điện lưới nên các vùng nông thôn có thể lắp đặt nó mà không cần xây dựng
mạng lưới dẫn điện. Tại các thành phố, hệ thống đèn hoa thậm chí còn có thể
cung cấp điện cho mạng lưới điện khi năng lượng mà chúng tích trữ vượt mức cần
thiết. Như vậy, đèn hoa có thể trở thành thiết bị phát điện, chứ không chỉ
đơn thuần là thiết bị tiêu thụ điện.
Theo Chieusanghieuqua.com