Thứ bảy, 23/11/2024 | 18:42 GMT+7

Cần tới 1,2 triệu tấn sắn khô để sản xuất Ethanol

12/02/2011

Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.

Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm.



Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.



Theo IPSI, tính đến hết năm 2010, cả nước có ba nhà máy (ở Quảng Nam , Đồng Nai, Đắk Nông) đang sản xuất cồn Etthanol từ nguyên liệu sắn khô với tổng công suất 250 triệu lít Ethanol/năm.



Tuy nhiên, đến tháng Bảy tới, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên sẽ đưa vào hoạt động thêm ba nhà máy sản xuất Ethanol từ sắn (tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước), nâng tổng suất sản xuất cồn Ethanol từ sắn lên 550 triệu lít/năm. Vì vậy, ngay từ năm 2011 này, nhu cầu sắn khô sẽ là 1,2 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 2010.


san.jpg


IPSI cũng cho rằng mặc dù giá thành sản xuất Ethanol từ sắn rẻ hơn nhiều so với các loại nguyên liệu khác như mật mía, ngô và cây sắn là loại cây khá thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, nhưng việc phát triển diện tích sắn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất Ethanol cần phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để cây sắn phát triển bền vững.



Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho thấy, việc phát triển cây sắn để phục vụ sản xuất Ethanol đang đối mặt với nhiều thách thức.



Bên cạnh hạn chế là cây sắn chưa được đầu tư canh tác thâm canh và bền vững dẫn tới năng suất thấp, đất nhanh chóng bị bạc mầu, việc chế biến sắn khô và tinh bột sắn hiện đang gây ô nhiễm nguồn nước bởi cả nước chỉ có 10% nhà máy chế biến tinh bột sắn và sắn khô có quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường; còn lại hầu hết là các cơ sở sản xuất nhỏ tại các vùng nguyên liệu không có thiết bị bảo vệ môi trường.


Đặc biệt, việc phát triển sắn nguyên liệu phục vụ sản xuất Ethanol cũng sẽ gây những tác động khó lường tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi bởi sắn hiện chiếm tỷ trọng khoảng 15% lượng nguyên liệu thô trong thức ăn chăn nuôi.


Kim Anh