Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:41 GMT+7

Ethiopia quan tâm tới diesel sinh học

22/12/2010

Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Trước giá xăng dầu tiếp tục dao động và tình trạng nghèo đói đang tái diễn tại Ethiopia, các nhà hoạch định chính sách của của nước này đang tìm kiếm các giải pháp nâng cao đời sống của người dân và phát triển nền kinh tế yếu ớt.  Một giải pháp mà các nhà lãnh đạo nước này đặt nhiều kì vọng, đó là năng lượng tái tạo.

 

Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.


 biodiesel crops.jpg


Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, Ethiopia có lẽ là một trong những quốc gia có thể khai thác nguồn năng lượng tái tạo thích hợp nhất tại châu Phi, không chỉ để phục vụ nền kinh tế của mình mà còn xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực như Kenya – một quốc gia luôn tìm mọi cách để cải thiện công suất năng lượng của mình.

 

Sản xuất diesel sinh học

 

Trong khi Ethiopia tự hào về tiềm năng năng lượng sạch dồi dào như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thì diesel sinh học vẫn phát triển một cách nhanh chóng trong vài năm trở lại đây và tiếp tục thu hút được sự quan tâm ngày một nhiều của chính phủ và các đối tác phát triển trên toàn thế giới.

 

Ethiopia là một trong những nước lớn nhất tại châu Phi nhưng cũng là nơi khô nhất, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vấn đề này đã khiến chính phủ Ethiopia quan tâm tới các loại cây diesel sinh học bởi nó có thể thích nghi với tình hình thời tiết khắc nghiệt tại đây.

 

Sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ sang nhiên liệu sinh học hợp túi tiền hơn đã nhận được sự ủng hộ từ phía chính phủ Ethiopia. Nước này vừa thông qua kế hoạch chiến lược về năng lượng tái tạo dài 16 trang do MoME, Bộ Công thương (MoTI) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MoARD) phối hợp thực hiện.

 

Theo một chuyên gia của bộ Tài Chính và Phát triển kinh tế (MoFED), trong thời gian vài năm trở lại đây, các nguồn tài nguyên có hạn tại Ethiopia đã được sử dụng ngày càng nhiều để sản xuất xăng dầu. Giờ đây, khi nhu cầu về nguồn năng lượng rẻ hơn đã rõ ràng, Ethiopia hi vọng nguồn năng lượng tái tạo có thể giải quyết các vấn đề về năng lượng.

 

Các loại thực vật dùng cho xăng sinh học phổ biến tại Ethiopa gồm có hạt thầu dầu và hạt dầu mè. Hàng loạt các công ty của Ấn Độ, Israel, Mỹ, châu Âu đã đặt quan hệ hợp tác với các công ty địa phương nhằm giúp trồng các loại cây phục vụ sản xuất diesel sinh học.

 

Một trong những công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động là công ty năng lượng toàn cầu Ethiopia (Global Energy Ethiopia - GEE). GEE đã đầu tư hơn 200 triệu Birr (tương đương với 20 triệu đôla Mỹ) để trồng trọt và sản xuất hạt thầu dầu và hạt dầu mè. Như vậy, với số lượng này, nếu hoạt động hết công xuất, GEE sẽ có hơn 40 nghìn tấn dầu thô. GEE đã bắt đầu sản xuất từ năm 2007, sau khi kí được hợp đồng sử dụng hơn 30 nghìn hecta đất tại Wolaita Soddo, SNNPR – khu vực tập trung nhiều tộc người nhất Ethiopia.

 

Nhà sản xuất diesel sinh học lớn nhất thế giới?

 

Cùng với GEE, Eco Energy - một công ty khác tại Ethiopia đã bắt tay hợp tác với tập đoàn  Jatropha World của Ấn Độ. Mối quan hệ hợp tác này cho phép trao đổi ý kiến chuyên môn về vấn đề kĩ thuật để phát triển cánh đồng jatropha với diện tích 25 nghìn hecta.

 

Robel Debebe - Chủ tịch hội đồng quản trị Eco Energy cho biết hãng này dự định sẽ đầu tư hơn 250 triệu Birr (25 triệu đôla Mỹ) vào dự án diesel sinh học để sản xuất dầu thô từ dầu mè cho thị trường địa phương cũng như xuất khẩu đi nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia tại châu Âu.

 

Theo MoME, diesel sinh học là một trong những loại nhiên liệu thay thế nhiên liệu sinh học tốt nhất và phù hợp với nỗ lực mở rộng nguồn năng lượng giá rẻ từ nền kinh tế Ethiopia. Lĩnh vực này ngày càng trở nên hấp dẫn thấy rõ khi tại Cơ quan đầu tư Ethiopia (EIA) đã cấp phép chô hơn 60 công ty quan tâm tới việc đầu tư sản xuất diesel sinh học trong 2 năm vừa qua.

 

Theo EIA, đang có hơn 25 triệu hecta đất trống tại Ethiopia, phù hợp với việc trồng cây nhiên liệu sinh học. Nếu phát triển một cách toàn diện, Ethiopia sẽ trở thành nơi sản xuất diesel sinh học lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm lên tới 20 triệu lít dầu thô từ cây diesel sinh học.

 

Lê My (theo renewableenergyworld.com)