Thứ tư, 08/01/2025 | 09:47 GMT+7
Hội đồng châu Âu và các bộ trưởng nghiên cứu Châu Âu đã phê chuẩn việc tiến hành thực hiện 3 cơ sở hạ tầng nghiên cứu năng lượng mới của châu Âu, bao gồm một nhà máy năng lượng mặt trời tập trung tại Tây Ban Nha.
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay. Theo dự án Innovation Union mới được công bố, EU đã tự đặt cho mình thử thách phải thực hiện 60% trong tổng sổ cơ sở hạ tầng nghiên cứu được ESFRI chỉ định tới năm 2015.
Dự án tại Tây Ban Nha có tên là EU-SOLARIS, đặt tại Trung tâm
Công nghệ Năng lượng tái tạo tiên tiến tại sa mạc Tabernas ở Almeria, đông nam
Tây Ban Nha. Với mức ánh sáng mặt trời hàng năm đạt 1,900kWh/km2, đây là nơi lí
tưởng để có thể thiết kế dự án nhằm đạt được bước tiến cao hơn về công nghệ
năng lượng mặt trời tập trung.
Năng lượng mặt trời tập trung sử dụng thiết bị phản xạ để thu các tia nắng mặt trời vào một máy thu, nơi năng lượng nhiệt được chuyển hóa thành điện năng. Sự phát triển mới về mặt công nghệ và khoa học kĩ thuật yêu cầu cần thực hiện thử nghiệm tính bền vững, tính thích hợp, khả năng tái sinh, tính hiệu quả và cạnh tranh của công nghệ năng lượng mặt trời tập trung, loại công nghệ được thiết kế để sử dụng hiệu quả trên quy mô lớn. Sự hữu dụng của EU-SOLARIS sẽ lấp đầy khoảng cách giữa giả thuyết hoặc thử nghiệm trong quy mô phòng thí nghiệm với một nhà máy ở quy mô thương mại. Dự án EU-SOLARIS sẽ tốn khoảng 80 triệu euro.
Phát biểu tại Ủy ban châu Âu về nghiên cứu, cách mạng và công nghệ, ông Maire Geoghegan-Quinn cho biết: “Sự phát triển cơ sở hạ tầng nghiên cứu đẳng cấp thế giới tại châu Âu bằng cách gộp chung tài nguyên với quy mô toàn EU là một mục tiêu quan trọng của Innovation Union. Những cơ sở hạ tầng này sẽ tạo cơ hội cho cuộc cách mạng và nghiên cứu mang tính đột phá với mục tiêu sau cùng là bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng cho EU trong tương lai. Chúng ta cần phải mang nghiên cứu, công nghệ, công nghiệp và sự ứng dụng trên thị trường lại gần nhau hơn, đó là mục tiêu của dự án công nghệ năng lượng mang tính chiến lược của châu Âu”.
Lê My (theo solarnovus.com)