Chủ nhật, 22/12/2024 | 13:29 GMT+7

Thổ Nhĩ Kì tăng cường hợp tác hạt nhân với Nga

10/12/2010

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kì, ông Taner Yildiz hoan ngênh nỗ lực thúc đẩy dự án nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng tại Thổ Nhĩ Kì và quyết tâm của Ankara trong việc phát triển năng lượng hạt nhân thông qua các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kì, ông Taner Yildiz hoan ngênh nỗ lực thúc đẩy dự án nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng tại Thổ Nhĩ Kì và quyết tâm của Ankara trong việc phát triển năng lượng hạt nhân thông qua các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.

 

Trong phát biểu với các phóng viên, ông Yildiz cho biết thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã kí kết bản thoả thuận liên chính phủ sau khi nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội Nga.

 

Sau hàng loạt những nỗ lực không có hiệu quả nhằm ban hành quy định xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên tại nước này ở Akkuyu-Mersin tại bờ biển Mediterranean thông qua cuộc đấu thầu đầy tính cạnh tranh, Ankara - thủ đô của Thổ Nhĩ Kì đã lựa chọn một phương án gây nhiều tranh cãi hơn nữa. Thay vì các cuộc đấu thầy mở, Thổ Nhĩ Kì vẫn kiên trì theo đuổi lộ trình hợp tác song phương và đã kí kết thỏa thuận liên chính phủ với Nga vào tháng năm vừa qua nhân chuyến thăm Thổ Nhĩ Kì của thủ tướng Medvedev.


 turkish nuclear plant.jpg


Theo thỏa thuận này, Rosatom – cơ quan năng lượng nguyên tử Liên Bang Nga sẽ xây dựng, sở hữu và vận hành nhà máy Akkuyu-Mersin với 1200 megawatt. Rosatom cũng sẽ gây dựng các vấn đề về tài chính cho dự án và sẽ sở hữu 100% giá trị tài sản trong 20 tỉ đô la dự án khi đảm nhiệm xây dựng và vận hành nhà máy. Về lâu dài, Nga có thể sẽ giữ lại ít nhất 51% công ty. Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kì Park Teknik và công ty sản xuất điện quốc gia EUAS có thể giữ một phần cổ phần đáng kể của dự án, trong khi công ty nhà nước sẽ cung cấp địa điểm và công ty phân phối điện quốc gia TETAS sẽ mua một lượng điện năng được chính thức thông qua với giá cố định là 12,35 đôla.

 

Chính phủ Thổ Nhĩ Kì đã hoàn thành giai đoạn phê chuẩn thỏa thuận liên chính phủ mùa hè vừa qua. Tuy nhiên, cuộc tranh luận của Quốc hội Thổ Nhĩ Kì phản ánh chính sách năng lượng của chính phủ, trong khi các đảng đối lập vẫn tiếp tục lên án chính sách này. Đại diện của các đảng đối lập: Đảng Cộng hòa nhân dân, Đảng hành động Quốc gia và Đảng Dân chủ và ủng hộ người Kru hòa bình cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc giữ vững những mối quan tâm của nước này. Theo họ, với bản thỏa thuận mới đây, Thổ Nhĩ Kì sẽ không thể nhận được những chuyển giao về công nghệ hạt nhân và vẫn chỉ là thị trường tiêu thụ duy nhất điện năng của Nga sản xuất trên đất Thổ Nhĩ Kì. Đại diện Đảng Dân chủ Nhân dân buộc tội chính phủ đã “phản bội đất nước”. Tuy vậy, nhờ sự đồng tình của đa số, chính phủ đã có thể bảo toàn quyết định thông qua thỏa thuận của Quốc hội.

 

Phát biểu về sự quyết định ủng hộ hợp tác của ông Medvedev, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kì Yildiz nhấn mạnh rằng điều này sẽ thúc đẩy hoạt động của dự án. Ông Yildiz hi vọng được diện kiến Phó thủ tướng Nga Igor Sechin tại Istanbul vào giữa tháng 12 tới đây để thảo luận chi tiết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng nhà máy theo dự án. Một khi các vấn đề được giải quyết, ông Yildiz cũng kì vọng dự án sẽ vận hành với cường độ nhịp nhàng hơn và vượt qua các vấn đề về mặt pháp chế và được phép xây dựng.

 

Ankara tin tưởng rằng từ quan hệ hợp tác với Maxcova, Ankara cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ để phát triển cơ sở vật chất và kiến thức về công nghệ hạt nhân của riêng mình. Không giống như những lời chỉ trích của các đảng đối lập, chính phủ tin tưởng rằng những mối quan hệ hợp tác với nước ngoài không cản trở mục tiêu này. Ví dụ, để trả lời những câu hỏi của Quốc hội, ông Yildiz đã viện dẫn kinh nghiệm của Hàn Quốc rằng, từ một đất nước còn phải phụ thuộc vào sản lượng nhập khẩu, Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng nhà máy hạt nhân từ những năm 1970 và nay đã trở thành một trong những nước đã có thể phát triển được công nghệ hạt nhân của riêng mình.

 

Ankara đã có những cuộc đàm phán với Tập đoàn Năng lượng Điện Hàn Quốc trong quá trình xây dựng nhà máy thứ hai tại thành phố Sinop ven bờ biển Đen. Nó trùng với chiến lược mới của Hàn Quốc nhằm mở rộng diện đấu thầu xây dựng những nhà máy hạt nhân trên thế giới. Sau một khởi đầu khả quan bởi những cuộc gặp gỡ song phương và những chuyến viếng thăm cao cấp, cuộc đàm phán đã không thành công bởi sự đối lập về giá cả, những bảo lãnh nhà nước về mua bán và sự chia sẻ quyền lợi nhà nước trong nhà máy hạt nhân. Yildiz tranh luận rằng Thổ Nhĩ Kì đã có kế hoạch B nếu không thể đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc và vẫn kiên trì với mục tiêu xây dựng hai nhà máy tới năm 2023.

 

Sau cuộc đàm phán thất bại với Hàn Quốc, Yildiz cho biết Thổ Nhĩ Kì vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm bản thỏa thuận thứ hai. Yildiz cũng bác bỏ khả năng Ankara có thể nhượng lại địa điểm thứ hai cho Maxcova. Yildiz công bố rằng có thể sẽ chọn Toshiba Nhật Bản làm đối tác cho dự án xây dựng nhà máy thứ hai này. Mặc dù Tokyo đã muốn có cuộc đàm phán với Ankara, song chính phủ Thổ Nhĩ Kì vẫn tránh điều này bởi nước này muốn giữ thái độ lịch sự trong khi đang tiến hành cuộc đàm phán đang diễn ra với Hàn Quốc

 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mặc dù chưa có một sự liên hệ chính thức nào giữa với Nhật Bản về hoạt động hạt nhân đã diễn ra, Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kì và Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và Năng lượng Mới của Nhật Bản đã kí bản lộ trình hợp tác về năng lượng sạch sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo tại Ankara. Vì vậy, kế hoạch B mà Yildiz đề cập rõ ràng đã lựa chọn Nhật. Thổ Nhĩ Kì dường như vẫn cương quyết với sự đa dạng về quan hệ hợp tác hạt nhân bằng cách tìm hiểu và thậm chí là đối đầu nhau.

 

Lê My (Theo georgiandaily.com)