Thứ tư, 15/01/2025 | 13:02 GMT+7
Theo Ban quản lý dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến cuối năm 2012, Chương trình có mục tiêu xây dựng 165.000 công trình khí sinh học tại 58 tỉnh, thành phố.
Theo tính toán trung bình, mỗi công trình khí sinh học góp phần giảm thải hơn 2 tấn CO2/năm khi thay thế việc dùng nhiên liệu hóa thạch và củi đốt trong đun nấu. Với công trình này, người dân có thể đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện, giảm khói bếp, ô nhiễm trong nhà, giảm bệnh về mắt và tiêu hóa.
Các phụ phẩm khí sinh học có thể dùng cho lúa, ngô, khoai sắn và các loại cây rau củ, cây ăn quả thay thế phân hóa học; tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
Dự án trên với sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan bắt đầu thực hiện vào năm 2003 nhằm nỗ lực chuyển đổi từ chất thải chăn nuôi thành một nguồn năng lượng bền vững cho các hộ dân nông thôn. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2012.