Thứ sáu, 01/11/2024 | 21:27 GMT+7
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đồng ý giữ nguyên mức giá mua điện hiện tại là 2.134 đồng/kWh đến năm 2021 như đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ trưởng cho rằng mức giá này là cần thiết để đảm bảo sự phát triển của năng lượng mặt trời áp mái.
Người đứng đầu ngành cũng yêu cầu EVN có trách nhiệm trong việc hòa lưới điện các hệ thống năng lượng mặt trời áp mái vào mạng điện quốc gia mà không làm quá tải hệ thống.
Hiện tại, đang ngày càng nhiều công ty và hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên áp nhà tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Trung Kiên, chủ một cửa hàng nội thất tại Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) đã chi gần 100 triệu đồng cho việc lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời trên ngôi nhà mới của mình.
Ông cho biết năng lượng này được dùng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với sử dụng điện.
Tại khu công nghệ cao Sài Gòn, công ty Sacom-Chip Sang, đang lắp đăt một hệ thống tương tự trên nóc tòa nhà văn phòng.
Các tấm panel năng lượng mặt trời đang này càng phổ biến tại các trường học, văn phòng ủy ban quanh thành phố.
Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) hiện đang chịu trách nhiệm lắp đặt các hệ thống này tại rất nhiều trường học. Nguồn cung lấy từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.
Tại quận Bình Chánh, khoảng 166 hệ thống năng lượng mặt trời áp mái với công suất tổng khoảng 5.283 kWp đã được lắp đặt tại 152 hộ gia đình và các toàn nhà thương mại. Công suất này cao hơn 50% mục tiêu đặt ra của EVN.
Công ty điện lực Bình Chánh, một chi nhánh của EVN, đã chạy một chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của điện mặt trời áp mái.
Bên cạnh đó, EVN và các nhà cung cấp cũng đưa ra các ưu đãi như giảm giá 10%, vay không lãi suất và trả góp.
Thông thường, mất khoảng 5-6 năm để hoàn chi phí đầu tư cho hệ thống này.
Tiềm năng năng lượng mặt trời áp mái của thành phố là rất cao khi mỗi kilomet vuông tại đây nhận được gần 1.581 kWh bức xạ mặt trời.
Số giờ chiếu sáng trung bình từ 100-300 giờ và duy trì hầu như suốt năm.
Mức bức xạ cao nhất trên 1kilomet vuông/ngày là 6,3 kWh vào tháng 2 và thấy nhất là 3,3 kWh vào tháng 6.
Theo Báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ngân hàng thế giới về tiềm năng năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam năm 2017 ở thành phố Hồ Chí Minh là 6.300 MW.
Báo cáo cũng khuyến nghị các cơ quan nhà nước, đơn vị phi thương mại và hưởng lợi từ quỹ công cần được lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái một cách bắt buộc và coi đây là tiêu chí để đánh gía và xếp hạng doanh nghiệp.
Thêm vào đó cần có thêm ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích người dân sử dụng hệ thống này khi chi phí đầu tư hiện tại đang cao.
Theo EVN, dự kiến đến cuối năm 2020 tổng công suất năng lượng mặt trời áp mái sẽ đạt 2.000MW.
Khi các nguồn nhiên liệu truyền thống đang cạn dần, phát triển hạ tầng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng áp mái, là vô cùng quan trọng để cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu đang tăng cao tại Việt Nam.
Các chuyên gia năng lượng cho rằng miền Trung và Nam nước ta có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này khi mức độ bức xạ tại đây đạt từ 4,2-4,8kWh/ngày.
Hương Giang