Thứ sáu, 08/11/2024 | 02:02 GMT+7
Các nhà nghiên cứu của Đại học Công
nghệ Texas sẽ nhận được 1,4 triệu đô la từ Bộ Năng lượng Mỹ để phát triển một
nguyên mẫu radar mới có khả năng đo đạc tốt hơn tại các nhà máy điện gió.
"Dự án này là một minh chứng
cho cam kết của chúng tôi trong việc nghiên cứu và khai thác năng lượng gió, đồng
thời nhằm tăng cường tính ứng dụng của công nghệ này trong các hoạt động xã hội",
Chủ tịch Đại học Công nghệ Texas M. Duane Nellis cho biết.
Nhóm nghiên cứu tiên phong sử dụng công nghệ radar vào các ứng dụng điện gió cách đây vài năm hiện đang tập trung vào phát triển một nguyên mẫu mới nhằm tăng cường sự sẵn có của dữ liệu, cung cấp các hoạt động bán tự trị. Tăng cường thông tin về luồng gió trong nhà máy gió sẽ cho phép điều khiển chủ động để giảm thiểu tương tác tuabin-tuabin và tối đa hóa sản xuất điện.
John Schroeder, Giáo sư về khoa học khí quyển cũng là nhà nghiên cứu chính của
dự án, cho biết sản lượng từ các trang trại gió hiện tại trên danh nghĩa đang
giảm sâu so với mong đợi.
Theo Schroeder, "Trang trại gió không sản xuất được nhiều năng lượng
như chúng ta kỳ vọng. Tuy nhiên, với việc hiểu biết rõ hơn về cách thức các
tuabin tương tác với nhau, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện những điều chỉnh
nhỏ nhưng đáng giá hàng triệu đô la."
Xác định vị trí và khoảng cách chiến lược giữa các tuabin trước khi xây dựng
trang trại gió sẽ giúp cho vận hành tốt ngay từ đầu. Theo Schroeder, cơ hội thực
sự nằm trong việc cải thiện các trang trại gió hiện tại, nơi mà mỗi thay đổi nhỏ
trong một tuabin ở thượng nguồn sẽ có tác động tích cực đến những tuabin khác ở
hạ nguồn.
Để hiểu rõ và đầy đủ về nguyên tắc vận hành của tuabin, cần có những phép
đo thật cẩn thận và chuẩn xác. Nhóm nghiên cứu sẽ dành 18 tháng để phát triển
các kiểu mẫu được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu năng lượng gió và tập trung
vào việc nâng cao độ nhạy khí tương ứng cho các hệ thống radar hiện có. Hoạt động
bán tự trị cũng cần được phát triển để có thể triển khai trong dài hạn tại những
vị trí khác nhau trên đất liền hay ngoài khơi trên toàn thế giới.
"Đây là một ví dụ cho những cải tiến kỹ thuật nổi bật đang được nghiên
cứu bởi Đại học Công nghệ Texas hiện nay," Robert V. Duncan, phó chủ tịch
nghiên cứu Đại học Texas cho biết. "Công nghệ radar mới này sẽ được áp dụng
để tối ưu hóa hoạt động sản xuất của các nhà máy năng lượng gió dựa trên những
dữ liệu mà từ trước đến nay chúng ta chưa thể truy cập."
Dự án này bổ sung cho sáng kiến về Bầu không khí Electron (A2e) của Bộ Ngoại
giao Mỹ, nhằm mục đích cải thiện hiệu suất các nhà máy gió thông qua việc tăng cường
sự hiểu biết về sự di chuyển của gió. Đồng thời cũng góp phần vào các nỗ lực thúc
đẩy công nghệ tiên tiến để giảm thiểu lượng khí thải carbon và hỗ trợ mục tiêu
của Tổng thống nhằm tăng gấp đôi sản lượng năng lượng tái tạo trước năm 2020.
Yến Phạm (Theo Today.ttu.edu)