Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:33 GMT+7
Theo ông Đỗ Đức Tưởng – Tổ chức phát triển Hà Lan ( SNV Việt Nam), phụ phẩm lúa gạo ( rơm rạ và trấu) vẫn được coi là phế thải do thiếu công nghệ xử lý cũng như việc đánh giá thấp tiềm năng các nguồn sinh khối này.
Định
lượng tiềm năng năng lượng, vai trò của phụ phẩm lúa gạo với tổng nguồn cung
năng lượng sơ cấp dưới góc độ an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính
là một việc làm cần thiết, theo ông Tưởng.
Năng
lượng các nguồn này được ước tính đóng góp tới 20% tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp
ở Việt Nam. Nếu 50% lượng rơm rạ bị đốt bỏ mỗi năm, có nghĩa 16 triệu tấn sinh
khối bị lãng phí, phát thải ra môi trường 18,7 triệu tấn CO2, nửa triệu tấn Co,
12.000 tấn methane, và hàng trăm ngàn tấn bụi lơ lửng và khí độc hại khác.
Ông
Tưởng cho rằng, tận dụng được nguồn phụ phẩm lúa gạo cho sản xuất năng lượng
đem lại lợi ích kép, vừa khai thác được
nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.
Như
một hệ quả tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng sơ cấp đã
tăng 163% từ 24,3Mtoe năm 1990 lên 64mtoe năm 2009. Nhu cầu năng lượng Việt Nam
được dự báo sẽ tăng 4 lần, lên mức xấp xỉ 250Mtoe vào năm 2030, thậm chí Việt
Nam sẽ trở thành một nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015.
Một
trong những nguồn năng lượng sơ cấp quan trọng của Việt Nam là năng lượng sinh
khối. Tuy có những nguồn năng lượng sinh khối dồi dào, nhưng với sự gia tăng sử
dụng nhiên liệu hóa thạch không ngừng, sự thiếu quan tâm tới các nguồn năng lượng
sinh khối sẵn có, đóng góp của những nguồn sinh khối này ngày càng giảm (từ 78%
năm 1990 xuống còn 39% năm 2009).
Là
quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, với sản lượng xấp xỉ 40 triệu tấn/năm,
Việt Nam có tiềm năng rất dồi dào về sinh khối từ rơm rạ và trấu. Lượng sinh khối
từ phụ phẩm lúa gạo này được ước tính chiếm tới 64% các nguồn sinh khối ở nước
ta.
Ông
Tưởng nhận định: “ Tình hình quản lý sử dụng các nguồn phụ phẩm này còn chưa thực
sự hiệu quả, ý nghĩa về tiềm năng năng lượng và giảm phát thải chưa được đánh
giá một cách chính xác”.
Trong
báo cáo của Tổ chức Nông lương thế giới năm 1997, tỷ lệ rơm rạ/ thóc dao động từ
0,4 (với rơm có độ ẩm 27%) đến 1,4 (với rơm có độ ẩm 12 – 22%); tỷ lệ vỏ trấu/thóc
là 0,2.
Một
nghiên cứu của Wassmann năm 2007 khi đo đạc thực tế trên đồng ruộng ở Thái Lan
đã đưa ra một con số bình quân là tỷ lệ rơm rạ/thóc = 0,75 ( với rơm rạ có độ ẩm
10%).
Ngoài
báo cáo của FAO (1997) về tỷ lệ vỏ trấu/ thóc là 0,2, nhiều tài liệu khác cũng
chỉ ra một con số tương đối nhất quán với tỷ lệ này.
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất ra xấp xỉ 40 triệu tấn
sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo, bao gồm 32 triệu tấn rơm rạ và 8 triệu tấn trấu.
Tương ứng với sản lượng lúa, khối lượng phụ phẩm này tập trung chủ yếu ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ( chiếm gần 54%), Đồng băng sông Hồng (chiếm 17%) và đến
vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung (15,4%).
Rơm
rạ và trấu là những nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng khổng lồ ở nước ta.
Chỉ riêng trấu đã có thế đóng góp tới 112 x 10^6 GJ, tương đương với 2,67Mtoe.
Rơm rạ có tiềm năng năng lượng lý thuyết là 447,88 x 10^6 GJ, tương đương với
10,7Mtoe. Tổng năng lượng ký thuyết tiềm năng từ phụ phẩm lúa gạo là khoảng
13,34Mtoe. So với tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2010 là
47Mtoe, thì riêng rơm rạ và trấu đã có thể đáp ứng được 28% nhu cầu này.
Việt
Nam đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một
thập kỷ tới, sẽ cần có những giải pháp kịp thời để đảm bảo an ninh năng lượng.
Ông
tưởng cho rằng, một trong những giải pháp có thể làm là tận dụng nguồn sinh khối
rơm rạ dồi dào, sẵn có, rẻ tiền để sản xuất năng lượng và điều này sẽ mang lại kết quả khả thi và kinh
tế hơn.
Thanh Huyền