Thứ bảy, 23/11/2024 | 01:45 GMT+7
Với tiến bộ xây dựng các nhà máy điện và dự báo nhu cầu điện, Việt
Nam sẽ phải trải qua gia đoạn thiếu điện (khoảng 10,2 tủ kWh) vào năm 2015.
An ninh năng lượng ngày nay và trong một hai thập kỷ tới đang là
những quan ngại của nhiều quốc gia. Ngoại trừ Nga, Mỹ và một vài nước trung
Đông, nhiều nước đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng.
Việt Nam tuy mới là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới
đạt được mức độ thu nhập trung bình, nhưng với sức rướn của một đất nước giàu
truyền thống và con người thông minh cần cù, dự báo đất nước ta sẽ tiếp tục
phát triển nhanh trong thập kỷ tới.
Phó Viện trưởng
Viện Năng lượng - Bộ Công thương - Nguyễn Anh Tuấn nhận định, những
năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam thường duy trì được mức tăng trưởng cao so
với khu vực ( trung bình từ 5 – 8%/năm). Việt Nam là một trong những nền kinh
tế có mức tăng trưởng cao nhất tại khối ASEAN.
Công nghiệp là lĩnh vực năng động nhất với tốc độ phát triển từ
12-15%/ năm với các hướng ưu tiên là công nghiệp khai thác – chế biến dầu khí,
sản xuất xi măng, thép, điện tử, may mặc và nông – lâm thủy sản.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là các trung tâm sản xuất công nghiệp
của cả nước. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, các ngành công nặng chiếm một tỉ
trọng đáng kể với các phần ngành: luyện kim, tàu thủy, vật liệu xây dựng, phân
bón hóa chất, giấy, máy công cụ…
Dự báo nhu cầu điện đến năm 2030, tốc độ tăng bình quân là 14%/
năm. Tính toán cho thấy, với tiến bộ xây dựng các nhà máy điện và dự báo nhu
cầu điện, Việt Nam sẽ phải trải qua gia đoạn thiếu điện (khoảng 10,2 tủ kWh)
vào năm 2015.
Phó Viện trưởng Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng: "Cung cầu năng lượng nói chung và cung cầu điện nói riêng ở nước ta đang có những bức xúc. Xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc về giải pháp ANNL là vấn đề không chỉ của Nhà nước, Chính phủ mà là trách nhiệm của mọi người dân.
Phát triển năng lượng
tại Việt Nam có 5 xu hướng.
Trong bối hiện nay, Viện trưởng viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Đoàn Văn Bình, cho rằng: “Nghiên cứu an ninh năng lượng, cần tính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam”.
Theo ông Đoàn Văn Bình, phát triển năng lượng tại Việt Nam có 5 xu
hướng.
Thứ nhất, vấn
đề chính liên quan tới các nguồn năng lượng truyền thống là biến động giá đầu
vào các sản phẩm dầu trên thị trường thế giới trong bối cảnh các nguồn tài
nguyên năng lượng dần cạn kiệt, biến đổi khí hậu và giới hạn khai thác của các
nguồn thủy điện.
Thứ hai, mỏ dầu tại Việt
Nam hiện đang cho thấy dấu hiệu đi xuống về sản lượng. Việc mở rộng khai thác
thông không đủ để giúp ngành dầu khí vượt qua được các khó khăn trên nếu Việt
Nam không sớm tìm được các mỏ mới, sản lượng khai thác của các ngành trong thời
gian tới sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể.
Thứ ba, hệ thống giao
thông tại Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trinh phát triển và còn nhiều yếu
kém. Hai nhánh đường ống dẫn khí quan trọng nhất nối các mỏ dầu từ thềm phía
đông nam tới các nhà máy khí trên bờ biến.
Thứ tư, phát triển và khai
thác than tại Việt Nam bị hạn chế bởi hạ tầng phục vụ yếu kém, các công nghêm
thiết bị sử dụng lạc hậu.
Thứ năm, tiềm năng thủy
điện của Việt Nam được dự báo vào khoảng 80 tỉ kWh/năm, trong khi đó nguồn năng
lượng tái tạo có tiềm năng dự báo không vượt quá 10.000MW vào năm 2025. Thiếu
hụt điện năng vào năm 2030 có thể lên tới trên 50 tỉ kWh.
Thanh Huyền