-
Khoàng 8 tháng kể từ ngày xăng E5 xuất hiện trên thị trường, khá nhiều người chuyển sang sử dụng loại xăng này. Bên cạnh tính kinh tế, chọn xăng E5 còn vì tính thân thiện với môi trường.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, Trưởng phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Tính thân thiện môi trường của xăng sinh học xuất phát từ đặc tính của Ethanol có trong loại xăng này. Ethanol được chiết xuất từ các loại thực vật như ngô, sắn, mía hay cellulose như rơm rạ, vỏ trấu…Ethanol có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện hơn với môi trường."
-
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Năng lượng và nhiên liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất diesel sinh học, ngoài đậu tương, cọ và các loại thực vật chứa dầu có thể dùng làm thức ăn, còn có một loại nguyên liệu nhiều hứa hẹn: nấm hay mốc. Đây là loại vật liệu tạo ra lượng lớn diesel sinh học thân thiện với sinh thái với giá thành thấp.
-
Nhiên liệu sinh học từ chất thải thực vật và rác thải đô thị ngoài cây lương thực có thể thay thế cho hơn một nửa lượng gas được sử dụng tại Liên minh Châu Âu đến năm 2020, đó là phát biểu của một nhà phân tích của hãng Bloomberg New Energy Finance.
-
Chủ tịch Oilfox S.A Jorge Kaloustian đánh giá diesel sinh học chiết xuất từ tảo được coi như một sự lựa chọn hiệu quả để thay thế việc sản xuất từ dầu đậu tương và các loại dầu thực vật khác bởi vì không cần sử dụng đất nông nghiệp và tính năng khử đioxít cácbon thải ra từ các nhà máy công nghiệp.
-
Tại buổi họp báo, tiến sĩ hóa học Shelley Minteer thuộc đại học Saint Louis ở Missouri đại diện cho nhóm nghiên cứu đã phát biểu: “Thiết bị là sản phẩm đầu tiên sử dụng thế hệ tế bào nhiên liệu sinh học mới.Nếu được phát triển thêm,nó có khả năng thay thế các loại pin sạc hiện nay và sử dụng rộng rãi cho nhiều loại đồ điện tử khác nhau.”
-
Vùng Playa Carate, bán đảo Osa của đất nước Costa Rica là nơi hiện diện của 5% các loại động thực vật của địa cầu. Được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp, nằm cạnh biển và cách khá xa thành trấn nên nơi đây gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, không có điện, không có hệ thống vệ sinh và không có nước.
-
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp NLSH Việt Nam đang tăng tốc nhanh. Theo kế hoạch, đến năm 2011, cả nước sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu đi vào hoạt động với tổng công suất 365.000 tấn/năm đủ để pha chế 7,3 triệu tấn xăng E5. Phấn đấu đến năm 2025, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
-
Loài hướng dương silverleaf dại có khả năng chịu hạn, có thể cao đến 4,5 m và đường kính hơn 10 cm. Ông Loren Rieseberg, giáo sư thực vật học thuộc Đại học British Columbia(Canada) và là người chủ trì công trình nghiên cứu, cho biết: “Do giống cây này là họ hàng gần nhất của loài hướng dương được trồng, nên có lẽ việc thay đổi một số đặc điểm không mấy phức tạp”.
-
Khác với hệ thống sưởi ấm nhà kính sử dụng nồi hơi trước kia, hệ thống này trước tiên lắp đặt thiết bị phát nhiệt ở gần cây trồng thực vật, sau đó thông qua máy bơm nhiệt để truyền tải nhiệt lượng tới cây trồng thực vật, từ đó giảm đáng kể chi phí nhiên liệu.
-
Qua việc thực hiện Dự án "Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc ngành nhựa và cao su, ngành sản xuất dầu thực vật, ngành rượu bia nước giải khát khu vực Miền Nam xây dựng mô hình trình diễn triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" - trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm kiểm định công nghiệp II đã thể hiện được năng lực và vai trò của mình trong việc thực hiện kiểm toán năng lượng tư vấn dự án đầu tư cho các doanh nghiệp.
-
Một hệ thống siêu hiệu quả có tiềm năng cung cấp điện, nhiệt và làm mát cho hộ gia đình đang được triển khai tại trường đại học Newscastle, Anh. Hệ thống này hoạt động bằng cách đốt cháy dầu thực vật làm chạy một máy phát điện và cung cấp điện cho hộ gia đình. Nhiệt thải từ quy trình này sau đó được sử dụng để sưởi ấm, làm nóng nước và cũng được chuyển hoá để chạy tủ lạnh.
-
Tại Việt Nam, việc điều chế và thử nghiệm nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật bắt đầu được quan tâm từ những năm 1980. Trong khoảng 5 năm gần đây, các nghiên cứu về điều chế biodiesel từ dầu thực vật phế thải đã được thực hiện ở Hà Nội (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) và TP. Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh).
-
Đây là phương pháp xây hầm biogas cải tiến rẻ tiền từ sáng kiến của KS. Lê Thị Huỳ phó chi cục trưởng Chi cụ Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng.