-
Ngày 21/1 tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần khoai mì Nước Trong phối hợp với Công ty Rhodia Energy GHG (thuộc tập đoàn Rhodia - Pháp) đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Biogas Rhodia Nước Trong tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Nhà máy được xây dựng trong khuôn viên rộng 2ha, sử dụng công nghệ phân hủy yếm khí hiện đại, đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Hai công ty Toshiba và Tokyo Electric Power sẽ trình lên chính phủ Nhật Bản kế hoạch xây một trong những trạm năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở Bulgaria.
-
Theo bản thỏa thuận, công ty liên doanh Scottish firm Shanghai Huanan Boiler & Vessel Cochran(SHBV Cochran) được công ty cơ khí W2E của Scotlen chuyển giao công nghệ biến đổi rác thải thành điện năng. Việc nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và triển khai dự án sẽ được thực hiện tại nhà máy hiện tại của W2E tại Annan, Dumfriesshire trong khi quá trình sản xuất sẽ diễn ra ở cơ sở mới của công ty tại Trung Quốc.
-
Việc lắp đặt thành công rotor tổ máy số 2 có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo mục tiêu phát điện tổ máy số 2 vào dịp 30-4 theo dự kiến, nhằm cung cấp điện cho mùa khô, những tháng nắng nóng và tiết kiệm được lượng nước của mùa lũ tiểu mãn năm 2011. Đây là công trình của Công ty cổ phần LILAMA 10 Chi nhánh tại Sơn La lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các ngày lễ lớn trong năm 2011.
-
Nhà máy còn điều tiết nguồn nước, xả về hạ lưu 53 triệu m3 nước góp phần điều hoà nguồn nước về mùa khô cạn cho các tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ có đủ nước gieo cấy. Năm 2009, sản lượng điện của nhà máy đạt 1,1 tỷ KWh, nộp NSNN trên 86 tỷ đồng. Năm 2010 do tình trạng hạn hán kéo dài, lưu lượng nước chảy từ đầu nguồn về ít nên sản lượng điện sản xuất đạt 1,017 tỷ KWh, nộp ngân sách Nhà nước 80 tỷ đồng.
-
UBND TPHCM vừa giao Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM (Hepza) xem xét điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đất 42 héc ta tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi để giao Tập đoàn First Solar (Mỹ) triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin mặt trời. Theo nội dung thông báo của Văn phòng UBND thành phố liên quan đến dự án trên, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Trung Tín chỉ đạo Hepza giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để Tập đoàn First Solar có thể triển khai dự án từ đầu năm nay.
-
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã khảo sát 21 nhà máy chế biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại ĐBSCL và ghi nhận chỉ có 40% số nhà máy này quan tâm đến tiết kiệm năng lượng.
-
Theo các nhà khoa học ước tính, công suất năng lượng mà mặt trời chiến xuống trái đất là vào khoảng 174 triệu tỷ (174x1015) watt, nhưng trái đất chỉ hấp thụ được một nửa. Nguồn dự trữ năng lượng mặt trời (có thể chuyển thành năng lượng hữu dụng) được ước tính tương đương với công suất khoảng 86 triệu tỷ watt. Đấy là một con số khổng lồ nếu so với công suất của nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ khoảng 1 tỷ watt.
-
Một trong những giải pháp được đề nghị là từng bước thay thế dần các bóng đèn huỳnh quang T10 có công suất 40W bằng những loại bóng đèn có hiệu suất cao hơn. Trước đó, toàn nhà máy có 840 bóng đèn huỳnh quang T10 – 40W, chi phí cho điện chiếu sáng phục vụ sản xuất lên đến hơn 10,5 triệu đồng/tháng . Nếu thay thế dần bóng đèn nói trên bằng loại bóng T5 có công suất 28W mỗi năm doanh nghiệp thể tiết kiệm được hơn 56.000 kWh điện với số tiền tiết kiệm được là 65 triệu đồng.
-
Tin mới cho vùng sa mạc Tây Nam: sẽ có những nhà máy điện mặt trời với khả năng tạo ra điện năng ngay cả khi không có mặt trời tại nơi đây. Tập đoàn Abengoa Solar hi vọng có thể khởi công xây dựng vào giữa năm 2011 tại một nhà máy ở bang Arizona, giúp dữ trự nhiệt mặt trời, có thể cung cấp điện năng thêm 6 tiếng/ngày so với công suất bình thường. Nhiệt mặt trời sẽ tạo ra hơi nước làm quay các tuabin điện.
-
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong năm 2011, đơn vị này sẽ xây dựng thêm 5 dự án điện với tổng công suất thiết kế 3.830 MW. Các dự án sẽ được khởi công gồm các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (1.000 MW), Duyên Hải 3 (1.200 MW), Vĩnh Tân 2 mở rộng (1.200 MW), tổ máy 2 của nhà máy điện Ô Môn 1 (330 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (100 MW).
-
Những ngày đầu năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang nỗ lực hoàn tất những khâu cuối cùng. Nhiều tổ máy lần lượt được đưa vào vận hành, sản xuất hòa lưới điện quốc gia, bổ sung sản lượng điện đáng kể góp phần duy trì, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Cuối thập kỉ này, nhà máy hạt nhân của Ai Cập sẽ đi vào hoạt động. Bộ trưởng Điện lực nước này nói rằng họ đã lên kế hoạch sẵn sàng để sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân, góp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ai Cập tới năm 2019. Hãng tin MENA đã trích dẫn lời bộ trưởng Điện lực Hassan Younis rằng Ấn Độ cũng sẽ xây dựng ba nhà máy nguyên tử tới năm 2025.
-
Theo tin tức từ tờ CTK, Bộ trưởng công thương và công nghiệp Czech Martin Kocourek và đối tác phía Mỹ, ông Gary Locke vừa kí tuyên bố hợp tác song phương về năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực khoa học và thương mại tạiWashington. Mối quan tâm của cả hai nước với sự hợp tác lần này khá dễ hiểu. Cộng hòa Czech đang chuẩn bị cho gói thầu dự án hoàn thành nhà máy năng lượng nguyên tử Temelin, gần biên giới Bỉ trị giá vài trăm tỉ crown.
-
Việc hòa đồng bộ phát điện tổ máy GT11 sẽ góp phần giải quyết thiếu hụt điện năng trong mùa khô 2011, đảm đảm an ninh năng lượng Quốc gia cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, ngày 30/12, chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành hòa đồng bộ tổ máy Tuabin khí đầu tiên GT11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện Quốc gia và gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-
Hàn Quốc dự kiến sẽ xây thêm 14 nhà máy điện nguyên tử đến năm 2024 nhằm tăng nguồn cung điện, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Tại phiên điều trần công cộng ở thủ đô Seoul ngày 7 tháng 12 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó kêu gọi sự gia tăng nguồn năng lượng từ các nhà máy hạt nhân và nguồn năng lượng tái tạo.
-
Làm khô chất thải sinh học rắn, trừ những chất thải đặc thù từ các nhà máy xử lý nước thải, được xem là cách tốt nhất để tạo ra loại chất rắn dễ xử lý và không có mầm bệnh. Loại chất rắn này có thể được đưa tới bãi chôn lấp rác Toland Road Landfill ở Santa Paula, với khả năng trở thành phân bón hoặc nhiên liệu trong tương lại.
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường cũng luôn được doanh nghiệp chú trọng. Hoàn thành các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng cho toàn nhà máy, ước tính mỗi năm Tổng công ty có thể giảm chi phí sản xuất trên 2,4 tỷ đồng.
-
Với mong muốn xây dựng một phần mềm mô phỏng toàn bộ hệ thống công trình, thiết bị và chế độ điều khiển tự động các nhà máy thủy điện, nhằm giảm giá thành công trình, nâng cao tuổi thọ của các thiết bị, đảm bảo sự làm việc ổn định của các thiết bị, TS Nguyễn Văn Sơn đã phát triển được phương pháp mô phỏng, phương pháp tính mới và cụ thể hóa thành một phần mềm giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên.