-
Vietnam ETE 2011 là sự kiện thường niên tạo môi trường tốt cho hợp tác, thu hút đầu tư, trao đổi khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp ngành điện và thị trường năng lượng Việt Nam.
-
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 vẫn là bài toán khó để hoàn thành những dự án điện theo Quy hoạch điện VI cũng như bắt tay vào triển khai các kế hoạch trong Quy hoạch điện VII.
-
Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đã chính thức được khởi động. Tuy nhiên, những lỗ hổng trong Luật Điện lực trước đây khiến việc tiến tới thị trường hóa ngành điện đang gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề giá điện.
-
Với nhu cầu đầu tư 5-6 tỷ USD mỗi năm, giá bán hiện nay vẫn chưa đủ khả năng thu xếp vốn cho ngành. Theo Quy hoạch điện 7, giá điện sẽ điều chỉnh tiến tới tiệm cận thị trường, tiệm cận chi phí biên.
-
Khi TKĐ giờ đây đã trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân và ngày càng có nhiều tổ chức trong xã hội cùng phối hợp với ngành điện tham gia, khi cả hệ thống chính trị cùng “vào cuộc”, mới thấy rõ: TKĐ đã trở thành hành động thiết thực chứ không chỉ là hô hào khẩu hiệu.
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Trước dự báo ngành Điện sẽ khó khăn hơn năm 2010 nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, với tinh thần tích cực chủ động chuẩn bị ứng phó với khó khăn, mới đây Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã có chương trình kiểm tra và làm việc với hai Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái) và Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
-
Theo Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, tỉ lệ tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tương đương tiết kiệm khoảng 65.000 tỷ đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, ngành điện sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD tiền đầu tư xây dựng nguồn cung mới nếu mỗi năm tiết kiệm được 3% - 5% lượng điện tiêu dùng.
-
Thống kê chương trình tiết kiệm điện (TKĐ) giai đoạn 2006 - 2010, sản lượng điện tiết kiệm do giảm tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 2006 đến 2009 đạt trên 2,1 tỉ kWh. Theo đó, TKĐ trong bốn lĩnh vực là Cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hộ gia đình và chiếu sáng công cộng đạt gần 4,5 tỉ kWh trong năm 2006 đến 2010. EVN đã xây dựng được cơ sở dữ liệu bằng việc áp dụng Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện để quản lý và theo dõi, thiết lập chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, từ đó có đánh giá kết quả thực hiện TKĐ cũng như tình hình sử dụng điện của khách hàng.
-
Việc giá điện vận hành theo hướng thị trường sẽ góp phần phát triển, tạo cạnh tranh minh bạch trong ngành điện, đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp và người tiêu dùng chủ động thay đổi công nghệ, cách thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
-
Từ ngày 1/6/2011, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ tháo gỡ được “nút thắt” về giá điện vẫn vướng mắc lâu nay. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc cải cách ngành điện đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng theo hướng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Mùa khô chưa tới, nhưng nỗi lo thiếu điện đã hiện hữu. Mặc dù ngành điện đã chủ động gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các khách hàng lớn để bàn phương án tiết giảm điện, nhưng để đi đến sự cảm thông và cùng nhau chia sẻ khó khăn chung là điều quả thật không dễ dàng. Vừa qua, Sở Công thương và Công ty Điện lực Bà Rịa- Vũng Tàu đã họp bàn các phương án tiết giảm sản lượng điện trong mùa khô 2011.
-
Năm 2011 cũng là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2011-2015) và chiến lược phát triển 10 năm (2011-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết XVIII của Đảng bộ tỉnh Bình Định. Cùng với các thành phần kinh tế xã hội khác, trong năm 2011 ngành điện phải nổ lực lớn để tiếp tục thể hiện vai trò “đi trước”đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao..
-
Để đảm bảo đủ điện cho mùa khô 2011, Đà Nẵng thường xuyên quan tâm chỉ đạo ngành điện địa phương điều tiết lượng điện cho toàn thành phố giảm phụ tải theo khu vực, thúc đẩy đầu tư vào những sản phẩm có chức năng tiết kiệm điện cao, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng.
-
Những năm tới, cung ứng điện sẽ còn nhiều khó khăn. Tiết kiệm điện là con đường ngắn nhất nhằm giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, góp phần ổn định đời sống cho người dân, doanh nghiệp. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng. Thời gian tới cần phấn đấu để con số tiết kiệm điện đạt được ở mức 3-5% tổng lượng điện tiêu thụ, Thứ trưởng Vượng cho biết.
-
Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng điện năng tiêu thụ cho thiết bị điều hòa không khí ước khoảng 2 tỷ kWh/năm tương đương khoảng 2% tổng sản lượng điện quốc gia. Tiết kiệm năng lượng cho điều hòa không khí là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm áp lực cho ngành điện. Đây là thông tin đưa ra từ Hội thảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực điều hòa không khí hôm 18/12.
-
Theo số liệu thống kê, VN hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hằng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành điện đã phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho nguồn, trạm, đường dây dẫn điện.
-
Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương là vấn đề thiếu điện và giải pháp. Chiều 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với nhiều năm gắn bó với ngành điện, từ cán bộ kỹ thuật (kỹ sư điện) đến quản lý (TGĐ Tổng Công ty Điện lực VN) đã đăng đàn trả lời chất vấn và làm rõ những điểm yếu của ngành điện cũng như giải pháp của Chính phủ.