-
Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyên Sản xuất và kinh doanh Vắc xin và sinh phẩm các loại với số lượng trên 9 triệu liều/năm. Nhận thấy cường độ tiêu thụ năng lượng lớn, mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, công ty đã thực hiện kiểm toán năng lượng nhằm tìm kiếm cơ hội giảm chi phí sản xuất. Thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng, tính toán ban đầu cho thấy doanh nghiệp có thể tiết kiệm 19% tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (EEC-HCMC), từ năm 2002 đến năm 2010, có tổng số 164 tòa nhà được kiểm toán năng lượng, gồm các loại hình như khách sạn, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ... Kết quả, ở tất cả các công trình, năng lượng dành cho điều hòa không khí chiếm tỉ lệ cao nhất, ở các tòa nhà công sở là 75,9%; khách sạn là 74,83%; trung tâm thương mại là 58%.
-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Dương (TTKC) cho biết: Trung tâm đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia về tiết kiệm năng lượng triển khai kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là các doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ điện với sản lượng điện tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm thuộc 5 nhóm ngành nghề: Sản xuất thép, giấy/bột giấy, may mặc, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm.
-
Từ ngày 01/11 đến ngày 05/11/2010, Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. Cần Thơ (gọi tắt là ECC Cần Thơ) đã tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo Kiểm toán năng lượng bằng hình thức thực hành tại nhà máy” trong khuôn khổ “Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" của Chính Phủ với sự hợp tác của trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản.
-
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy, thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm cơ sở này có cơ hội tiết kiệm chi phí 126 triệu đồng thông qua việc giảm tiêu thụ 135 nghìn Kwh/năm. Đồng thời, các giải pháp cũng giúp doanh nghiệp giảm trên 84 nghìn tấn C02 ra môi trường. Qua tính toán cơ sở này cần đầu tư trên 210 triệu đồng, tổng thời gian thu hồi vốn là 20 tháng.
-
Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Khu CN Trà Nóc II, Quận Ô Môn) có sản phẩm chính là thủy sản và phụ phẩm đông lạnh. Năm 2009 chi phí năng lượng của công ty là 11,3 tỷ đồng chủ yếu là điện năng và dầu DO. Thông qua kiểm toán năng lượng lãnh đạo công ty đã nhận thấy tiềm năng tiết kiệm 378 triệu đồng mỗi năm chỉ bằng 2 giải pháp đơn giản là cải tạo hệ thống chiếu sáng và giảm vận hành thiết bị vào giờ cao điểm.
-
Các kết quả từ chương trình kiểm toán năng lượng của EECA cho thấy trung bình các công ty có thể giảm 20% chi phí sử dụng năng lượng. Điển hình là cứ mỗi đô la đầu tư vào việc kiểm toán năng lượng sẽ tiết kiệm được 7,50 đô la chi phí năng lượng.
-
Đồng Nai là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh với hơn 10 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Nhận thấy tiềm năng lớn từ việc thực hiện TKNL, ngay từ khi mới triển khai các dự án TKNL các doanh nghiệp trên địa bàn đã tích cực tham gia. Đến cuối năm 2009, kết quả thực hiện kiểm toán năng lượng 20 doanh nghiệp trên toàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, tổng số tiền tiết kiệm từ các biện pháp TKNL là 3.400 triệu đồng/năm, giảm phát thải CO2 khoảng 1.560 tấn/năm.
-
Nhằm giảm các chi phí đầu vào, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL). Qua kiểm toán năng lượng thí điểm cho một số DN thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau trên địa bàn, các chuyên gia nhận định, tiềm năng giảm chi phí năng lượng trong DN còn rất lớn.
-
Từ năm 2008, CT MTQG về Sử dụng năng lượng TK & HQ đã hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thuộc ngành công nghiệp luyện kim địa phương thực hiện sử dụng năng lượng TK & HQ. Qua 2 năm triển khai nhiệm vụ đã có 7 doanh nghiệp sản xuất thép được chọn để tiến hành kiểm toán năng lượng, tư vẫn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Đầu tháng 9 vừa qua, tại Đồng tháp đại diện Trung tấm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp đã báo cáo và thảo luận kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình thực hiện chính sách năng lượng Quốc gia vừa được Bộ Công Thương hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt là ANEP 2).
-
Ông Hoàng Văn Phi, trưởng nhóm kiểm toán năng lượng, Trung tâm thí nghiệm điện cho biết “Sau khi khảo sát, đo và phân tích dữ liệu đơn vị kiểm toán năng lượng đã tìm ra 5 giải pháp tiết kiệm cho công ty bao gồm cả giải pháp có thể thực hiện ngay do chi phí thấp và những giải pháp đòi hỏi mức đầu tư lớn. Tiềm năng tiết kiệm của các giải pháp là trên 5 nghìn Kwh/năm và khoảng 630 tấn nhiên liệu tương đương với trị giá thành tiền xấp xỉ 5 tỷ đồng với mức thời gian hoàn vốn trên 1 năm”.
-
Thông qua kiểm toán năng lượng nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ đã khai thác được nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng.Trung tâm TKNL Cần Thơ cho biết, sau 6 tháng triển khai thực hiện các dự án và các chương trình TKNL, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi về nhận thức và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp nhằm TKNL. Từ đầu năm đến nay, TP Cần Thơ đã tiết kiệm được một lượng điện năng trên 9,5 triệu Kwh.
-
Với 10 giải pháp được tìm thấy ước tính mỗi năm Nhà máy nước khoáng Phú Sen có thể tiết kiệm khoảng 530 triệu đồng từ việc giảm chi phí điện và than. Theo tính toán của các chuyên gia kiểm toán năng lượng, thực hiện tất cả các giải pháp Nhà máy phải đầu tư khoảng 830 triệu đồng, chỉ sau 1,5 năm có thể hoàn lại vốn.
-
Được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu năm 2010 Công ty CP Tiến Thành đã được lựa chọn thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tiềm năng giảm chi phí năng lượng tại đây là khá lớn. Thông qua 11 giải pháp mà nhóm kiểm toán năng lượng thuộc Trung tâm thí nghiệm điện đề xuất, dự tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 1 tỷ đồng/năm với mức đầu tư chỉ khoảng 750 triệu đồng. Như vậy, nếu mạnh dạn đầu tư chỉ sau hơn 7 tháng doanh nghiệp đã có thể thu hồi vốn, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn rõ rệt.
-
Qua phân tích từ đơn vị thực hiện kiểm toán năng lượng, biện pháp giảm tổn thất nhiệt ở khu vực lò nung bằng cách thay lớp gạch vỏ lò mức chi phí cũng cần tới trên 130 triệu đồng, sau gần 2 năm doanh nghiệp có thể thu hồi số vốn ban đầu.Ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi lắp 1 thiết bị Powerboss PBI 280 cho động cơ cán thô và 1 thiết bị Powerboss PBI 220 cho động cơ cán tinh là khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ tương đương trên 155 nghìn Kwh/năm tức trị giá khoảng 160 triệu đồng. Với giải pháp này doanh nghiệp phải đầu tư trên 283 triệu đồng.
-
Minakansai là nhà máy thép có quy mô lớn nhất khu vực Bình Dương. Mỗi năm nhà máy này cung cấp cho thị trường khoảng 7.000 tấn phôi thép và trên 10.000 tấn thép cán các loại. Báo cáo kiểm toán năng lượng tại doanh nghiệp này cho thấy, nếu trừ chi phí nguyên liệu đầu vào trong tổng số các chi phí còn lại thì chi phí năng lượng chiếm đến trên 55% đối với khu vực sản xuất phôi thép và khoảng 36% đối với khu vực sản xuất thép cán. Đây là mức chi phí khá cao khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư cải thiện tình hình tiêu thụ năng lượng.
-
Là một trong những nhà máy quy mô lớn nhất khu vực làng nghề Châu Khê, Đình Bảng, Bắc Ninh, mỗi năm nhà máy thép Xanh Hà cung cấp cho thị trường khoảng 3,5 nghìn tấn phôi và 10 nghìn tấn thép các loại. Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên doanh nghiệp tiêu thụ hết hơn 4 nghìn MWh và trên 900 tấn than chiếm trên 50% chi phí sản xuất. Tiến hành kiểm toán năng lượng, tìm biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là cách mà ban lãnh đạo nhà máy lựa chọn nhằm đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.