-
Sáng nay, ngày 25/5, Lễ khai mạc ENTECH HANOI 2011 đã được tổ chức tại Nhà A1, Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, đại diện lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, Sở Môi trường và cây xanh thành phố Busan, Hàn Quốc, đại diện các sở, ban, ngành; đại diện các cơ quan truyền thông cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản đã có một phát hiện tình cờ mà họ hy vọng sẽ trở thành một cuộc cách mạng truyền dẫn năng lượng hiệu quả: Rượu vang đỏ giúp tạo ra chất siêu dẫn. Họ cũng dự định công bố phát hiện đáng kinh ngạc này vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khám phá ra hiện tượng siêu dẫn, cho phép truyền dẫn điện không hao hụt qua những vật chất nhất định.
-
Các nhà khoa học của Trường ĐH Standford (Mỹ) đã phát minh một loại pin mới có thể tận dụng nguồn năng lượng hóa học từ các cửa sông để tạo ra nguồn điện năng lớn.Quá trình tạo ra điện năng của pin cũng có thể được đảo ngược để loại bỏ muối từ nước biển nhằm sản xuất nước uống.
-
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển công nghệ cho phép biến âm thanh thành điện năng, từ đó có thể sạc pin điện thoại di động bằng lời nói của người sử dụng.Công nghệ này sử dụng những dây ôxít kẽm siêu nhỏ được kẹp giữa hai điện cực. Một miếng đệm hấp thu âm thanh ở bên trên thiết bị sẽ dao động khi sóng âm thanh chạm vào khiến những sợi dây ôxít kẽm bị ép và thả lỏng liên tục. Chuyển động này sẽ tạo ra dòng điện và sau đó được dùng để sạc pin.
-
Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công một loại hợp kim mới cho phép kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân lên tới 100 năm.Loại hợp kim mới được tạo ra từ một thí nghiệm thực hiện tại nhà máy Ijora với khối lượng thu được là 250 tấn. Nga sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng loại hợp kim này sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Baltique tại vùng Kaliningrad. Với tổng công suất đạt 2.300 MW, hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và 2018.
-
Theo chuyên san Nature Nanotechnology, các nhà khoa học thuộc trường Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ) vừa nghiên cứu thành công một loại vật liệu từ khoáng vật molybdenite (MoS2) có thể giúp chế tạo ra các bộ vi mạch nhỏ hơn và tiết kiệm điện hơn nhiều so với hiện nay.
-
Các nhà khoa học thuộc tập đoàn xây dựng Shimizu của Nhật vừa tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng nhằm sản xuất điện trên Mặt trăng. Nếu trở thành hiện thực, dự án này có thể tạo ra 13.000 tỷ KW điện từ năng lượng Mặt trời. Lượng điện khổng lồ này sẽ được truyền về Trái đất bằng tia laser hoặc sóng ngắn.
-
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu. Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên sự hội tụ tia nắng mặt trời vào một tấm ôxít kim loại có tên khoa học là Ceria để tách nguyên tử hy-đrô ra khỏi nước
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Israel, đã đạt được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nano, họ đã thành công trong việc làm thay đổi tính chất tinh thể nano với các nguyên tử tạp chất, thông qua một quá trình được gọi là doping. Điều này đã mở đường cho việc sản xuất các tinh thể nano bán dẫn đã được tăng cường tính năng dẫn điện
-
Mới đây, tại Hội nghị trao giải công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010, đề tài thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới của PGS,TS Võ Chí Chính và cộng sự, Khoa Công nghệ Nhiệt điện lạnh - Trường đại học Bách khoa - Ðại học Ðà Nẵng đã nhận được giải nhì bởi ưu điểm nổi bật là biến đổi trực tiếp năng lượng thác nước và dòng chảy thành cơ năng chạy các máy lạnh, giúp giảm giá thành đá thành phẩm xuống chỉ còn 35% so với chạy điện.
-
Lấy lại nguồn năng lượng đã qua sử dụng, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống là ý nghĩa của đề tài tái sử dụng pin điện thoại di động. Đây là nghiên cứu khoa học của nhóm AFour gồm 5 thành viên lớp 11A4 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).
-
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong 2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt do hệ thống này sản sinh ra.
-
Viện mặt trời Úc và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về hàng không học và vũ trụ Đức đang cùng nhau chia sẻ thông tin để phát triển công nghệ mặt trời. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ do ông Kim Carr - Bộ trưởng bộ Cải cách, Công nghệ và Khoa học và Nghiên cứu ký tuần qua tại Berlin, ASI và DLR sẽ cùng hợp tác tăng cường công nghệ, nhằm đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng bền vững trên toàn cầu.
-
Theo tạp chí Applied Physics Letters, các nhà khoa học New Zealand đang nghiên cứu chế tạo một loại máy phát điện "mềm" làm bằng cơ nhân tạo, dùng tụ điện biến thiên giúp chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
-
Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Pacific Northwest của Mỹ vừa sáng chế một loại máy điều hòa có thể sử dụng nhiệt thải để làm mát.Trong máy điều hòa, thay vì dùng điện thì nước sẽ được nhiệt thải đun nóng để vận hành quá trình làm mát.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Những chiếc lá nhân tạo sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra một nguồn năng lượng giá rẻ có hiệu năng cao vừa được các nhà khoa học Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) chế tạo thành công.
-
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của các loại động cơ ngày một khan hiếm và tăng giá, gần đây nhất, xăng A92 đã tăng đến 21.300 đồng/lít, một số nhà khoa học VN đã nghiên cứu cách thay thế xăng dầu bằng nước lã, chất thải...
-
Từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250kg nhiên liệu lỏng... Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa sản xuất thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ rơm rạ bằng công nghệ nhiệt phân.