-
Bộ NNPTNT vừa có văn bản trả lời Văn phòng Chính phủ liên quan đến đề xuất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc triển khai dự án hợp tác quốc tế làm thanh nhiên liệu sinh học từ gỗ cao su.
-
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính Phủ phê duyệt đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo tiêu thụ lên 5% vào năm 2020. Ngoài ra trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2020 có xét đến năm 2030 cũng xác định tỷ trọng năng lượng tái tạo đạt 4,5% vào năm 2020.
-
Triển lãm quốc tế về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán – ENEREXPO VIETNAM 2012. sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 đến 23 tháng 3 năm 2012.
-
Sáng 12/12/2011, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, JASE-W và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Ngày 2/11 tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Hiệp định vay vốn trị giá 1,2 tỷ USD giữa Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với Bộ Tài chính Việt Nam.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực quản trị. Những hỗ trợ này dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đó là khẳng định của ông Kenzo Oshima, Phó Chủ tịch thường trực của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc họp với báo giới chiều ngày 10-11, sau bốn ngày thăm và làm việc tại Việt Nam
-
Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí là lĩnh vực được ưu tiên phát triển bởi mang tính chiến lược, tin từ Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thương. Tại khóa họp Liên chính phủ Việt Nam – Nga được tổ chức vào trung tuần tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga V.Khơ-ri-xten-cô đã chính thức ký kết Lộ trình thực hiện các dự án hợp tác Việt – Nga trong lĩnh vực năng lượng (Lộ trình hợp tác năng lượng).
-
VEA sẽ làm việc với các tỉnh có tiềm năng về năng lượng tái tạo và một số bộ ngành để triển khai thí điểm một số dự án chiếu sáng bằng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với năng lượng gió; tiến hành đo gió, đo nắng ở một số khu vực và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo.
-
Để Chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm trở nên hiệu quả, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung trong đề án Tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
-
Hôm qua, ngày 12/5, Viện KHCN Xây dựng (IBST) đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Kinh nghiệm triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Liên minh Châu Âu và Bungari - ứng dụng phần mềm tính toán hiệu quả năng lượng trong điều kiện Việt Nam”.
-
Ngày 5 tháng 6, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tổng sơ đồ nghiên cứu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam. Hội thảo do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả dự án kể từ khi được triển khai.
-
Thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Văn phòng TKNL Bộ Công Thương đã ký thoả thuận hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về Dự án Nghiên cứu tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2008-2009. Ngày 05/2, nhóm chuyên gia tư vấn JICA đã làm việc với các chuyên gia của Việt Nam về kết quả thực hiện dự án trong 6 tháng qua và các nội dung cần thực hiện trong thời gian tới.
-
Chiều ngày 20 tháng 10 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Hữu Hào cùng đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Hợp tác Quốc tế và Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Ngân hàng Thế giới (World Bank) do Ông Robert P. Taylor Trưởng Ban Năng lượng - Vụ Mỏ, Năng lượng và Giao thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ngày 5 tháng 8, tại Khách sạn Melĩa Hà Nội đã diễn ra hội thảo về Dự án nghiên cứu Tổng sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam. Hội thảo do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức.
-
Chiều ngày 30 tháng 7, tại trụ sở Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) đã tổ chức cuộc họp khởi động Dự án nghiên cứu Tổng sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa JICA và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Sáng ngày 13 tháng 2 năm 2008, tại trụ sở Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã tổ chức buổi làm việc với Hiệp hội tư vấn Nhật Bản về các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Chiều ngày 22 tháng 01, tại trụ sở Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã tổ chức buổi làm việc với nhóm chuyên gia của JICA về chương trình hợp tác trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.
-
(BCT- Trong hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2007, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Ngân hàng thế giới (WB) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).