-
Trung bình mỗi hộ gia đình một tháng sử dụng hết 120.000đ tiền gas công nghiệp cho việc đun nấu thức ăn, 90.000đ điện thắp sáng. Nếu sử dụng hầm biogas mỗi tháng sẽ tiết kiệm được 100% tiền chất đốt và tiền điện. Ước tính mỗi năm một hộ gia đình có thể tiết kiệm được 2.520.000 đồng. Trong khi đó, nếu xây dựng hầm biogas 10m3 chỉ hết khoảng 6 triệu đồng. Như vậy, sau 2 năm có thể hoàn được vốn đầu tư ban đầu.
-
Phong trào sẽ bình xét danh hiệu “ Gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và “ Gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiêu biểu”. Theo đó, cuộc vận động hi vọng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân. Năm 2010, thành phố phấn đấu có ít nhất 300 000 hộ gia đình đạt các danh hiệu nêu trên”.
-
Nếu dùng điện năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt cho hơn 855 hộ gia đình trên đảo và phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm phải cần ít nhất 10 trụ đèn. Nhưng mỗi trụ đèn năng lượng mặt trời trị giá hơn 133 triệu đồng(tương đương 7.000 USD) thì kinh phí quá lớn, xã không kham nổi.
-
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Lê Danh Vĩnh tin tưởng: cuộc vận động “Hộ gia đình Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Thành phố Hà Nội” năm 2010 sẽ thành công, phong trào sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ phát triển sâu rộng. Tiết kiệm năng lượng sẽ dần trở thành thói quen tốt của cả cộng đồng.
-
Máy lạnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Những sản phẩm trong nước, phù hợp với túi tiền của người dân, vừa tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường đang góp phần đưa hàng Việt đến với người Việt.
-
Là tổng đại lý phân phối độc quyền sản phẩm bình nước nóng và điều hoà sử dụng năng lượng không khí, năng lượng mặt trời của tập đoàn Midea (Trung Quốc) tại VN, Cty cổ phần Ứng dụng và Phát triển khí năng VN đã giới thiệu đến người tiêu dùng VN một giải pháp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường và an toàn cho cả các hộ gia đình và những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp.
-
Ước tính cả nước ta đang sử dụng khoảng 100 triệu bóng đèn thắp sáng các loại, trong đó hơn 80 triệu bóng ở các hộ gia đình và gần 20 triệu bóng ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… Điện năng dành cho chiếu sáng đô thị chiếm tỷ lệ đáng kể, đặc biệt tại các đô thị, có đến 70% loại đèn chiếu sáng là đèn thủy ngân cao áp (MV).
-
Công nghệ diode hữu cơ tiết kiện điện năng sẽ trở thành nguồn chiếu sáng chính tại gia khi công ty Osram lần đầu đưa kỹ thuật này vào một chiếc đèn bàn. Màn hình diode phát sáng hữu cơ khác với LCD ở chỗ chúng không cần đèn chiếu từ sau vì mỗi pixel làm từ phân tử phốt pho sẽ tự sáng khi được kích thích. Vấn đề là phải đưa phân tử này lên chất nền như mặt kính, nhựa hay kim loại.
-
Theo Peter Gleick, chuyên gia thuộc Học viện Thái Bình Dương (một Tổ chức chuyên nghiên cứu vấn đề nước toàn cầu), đối với các khu vực đòi hỏi hao tốn điện năng cho việc bơm và phân phối nước thì các chính sách cắt giảm lượng nước tiêu thụ có thể đối phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn việc yêu cầu các doanh nghiệp và các hộ gia đình giảm mức tiêu thụ điện.
-
“Điện mặt trời vẫn là lựa chọn tốt để cấp điện cho hộ gia đình vùng sâu, vùng xa” - PGS.TS Đặng Đình Thống, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy, khi cho rằng nguồn điện pin mặt trời phù hợp với điều kiện của hầu hết các đảo trên biển Đông (đặc biệt là các đảo nhỏ khu vực Đông - Bắc) cũng như các xã, bản ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.
-
Khám phá về việc cánh bướm có các vảy hoạt động giống như những bộ máy thu thập năng lượng mặt trời đã giúp các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản thiết kế ra một loại pin mặt trời hiệu suất cao hơn, có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và sử dụng trong các ứng dụng khác trong tương lai.
-
Một nhà sản xuất ở Mỹ dự kiến sẽ tung ra thị trường hàng loạt lò phản ứng hạt nhân-mini có khả năng cung cấp điện và nhiệt phục vụ 10.000 hộ gia đình trong nhiều năm liền mà hầu như không cần bảo dưỡng với độ an toàn được coi là tuyệt đối.
-
Một hệ thống siêu hiệu quả có tiềm năng cung cấp điện, nhiệt và làm mát cho hộ gia đình đang được triển khai tại trường đại học Newscastle, Anh. Hệ thống này hoạt động bằng cách đốt cháy dầu thực vật làm chạy một máy phát điện và cung cấp điện cho hộ gia đình. Nhiệt thải từ quy trình này sau đó được sử dụng để sưởi ấm, làm nóng nước và cũng được chuyển hoá để chạy tủ lạnh.
-
Trong ngày 27/11, Văn phòng tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương (VP TKNL) đã tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện dự án "Triển khai mô hình hộ gia đình sử dụng hầm biogas tiết kiệm năng lượng" trên địa bản tỉnh Ninh Bình. Dự án trên do Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình chủ trì thực hiện.
-
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) cho biết máy phát điện hạt nhân nhỏ hơn nhà kho có khả năng cung cấp điện cho 20.000 hộ gia đình sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 5 năm nữa.
-
Năng lượng Mặt Trời sẽ là một giải pháp rẻ tiền và đơn giản để sản xuất điện song cũng như bất kỳ loại công nghệ nào khác, việc đưa nó vào cuộc sống cũng có những trở ngại. Chẳng hạn như việc ánh sáng Mặt Trời có thể di chuyển vượt khỏi các tấm hấp thu nhiệt đặt cố định. Sau đó là vấn đề chi phí, có thể tốn hơn 40.000 USD để lắp đặt một hệ thống năng lượng Mặt Trời ở hộ gia đình.
-
Tuabin gió Swift, do Công ty Thiết bị Năng lượng tái tạo của Xcốt-len thiết kế để lắp đặt trên mái nhà và sản xuất điện mà không phát ra tiếng ồn vừa được tung ra thị trường Mỹ và Canađa. Các nhà sản xuất cho biết loại tuabin chạy trên mái nhà này có thể cung cấp một nguồn điện đáng kể cho các hộ gia đình cũng như các toà nhà thương mại.
-
Thực hiện kế hoạch của Thành Phố về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngày 12/08/2008 Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội đã thực hiện trình diễn, nghiệm thu và đưa vào sử dụng mô hình hầm Biogas phát điện tại huyện Đông Anh - Gia Lâm - Hà Nội.
-
Ngày 14/08/2008, Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội đã phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình.
-
Dự án “Triển khai thí điểm Cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình” là đề án thứ tư thuộc Nhóm nội dung thứ 2 “Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan được Ban Chỉ đạo Chương trình giao chủ trì thực hiện dự án.