-
Theo thông tin từ Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi tổ chức xét duyệt đề cương, Hội đồng khoa học tỉnh đã đồng ý cho triển khai tiếp đề án “Sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc sản xuất khí sinh học (Bioga) để chạy máy phát điện” tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Sang (huyện Xuyên Mộc), do GS.TS Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm.
-
Ấn Độ đang thiết kế loại lò phản ứng hạt nhân mới (AHWR300-LEU) có độ an toàn cao, cho phép giảm bớt đáng kể quy mô hạ tầng kỹ thuật ở các nước đang phát triển, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu và dễ dàng hơn trong việc tháo dỡ chất thải phóng xạ.
-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
-
Nếu nhiên liệu có thể được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên thì mọi loại cây cỏ hay chất thải động vật, nhiều loại rác có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học hoặc các dạng năng lượng sạch khác dùng trong công nghiệp hay cho ô tô.
-
Loại vi khuẩn đầu tiên được dùng để phân hủy chất thải rắn trong "bùn hoạt tính", chuyển đổi các chất hữu cơ thành khí metan, nhưng để lại amoni và phốt phát, 2 chất đã được loại bỏ khỏi chất lỏng trước khi nước có thể được chảy ra sông. Để làm việc (hoặc chính xác là để các vi khuẩn sống và hoạt động), quá trình này cần phải được nuôi bằng năng lượng khí ôxi.
-
Mới đây Bruichladdich, một trong tám nhà rượu của Scotland, đã đặt mua một nồi ủ có thể chuyển hóa chất thải từ rượu whisky của họ thành điện trong môi trường yếm khí.Mark Reynier, chủ nhân của hãng hi vọng với cách này sẽ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu điện và giúp tiết kiệm tới 175.000 đô la mỗi năm.
-
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.
-
Những nhà máy xử lý chất thải chuyển thành điện năng rất phổ biến ở Đan Mạch. Chi phí thấp mà lượng CO2 từ nhà máy này thấp hơn ống khói các gia đình lại tạo ra nguồn điện năng cho người dân. Trong khi công nghệ này còn chưa được chấp nhận ở Mỹ. Chính quyền các bang phải chi những khoản tiền khổng lồ gom rác chở đi chôn mà vẫn chịu cảnh ô nhiễm.
-
Khí bioga không mới đối với Trung Quốc vì các hộ gia đình đã sử dụng các hầm biogas trong nhiều năm trước. Tính đến năm 2005, nước này đã có 1500 hầm khí bioga loại lớn tại các trang trại nuôi gia súc và khu chất thải công nghiệp.
-
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
Lò được thiết kế với công suất nhỏ từ 3-8kg/giờ, thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các bệnh viện hay trung tâm y tế có quy mô nhỏ đến trung bình. Lò sử dụng nhiên liệu đốt là gas LPG (hay dầu DO), tiêu hao nhiên liệu 2,5kg LPG/giờ, điện sử dụng 220V-1pha-50Hz.
-
Tận dụng nhiệt khí xả động cơ tàu thủy nhằm tiết kiệm nhiên liệu là đề tài khoa học mà GS. TS Lê Viết Lượng và các cộng sự (thuộc Khoa Đóng tàu, ĐH Hàng hải) đã dày công nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. Hiện tại công trình đã thành công và được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường, chi phí nhiên liệu và chi phí cho việc xử lý chất thải.
-
Với những cải tiến công nghệ, Đan Mạch ngày nay coi rác là nguồn nhiên liệu thay thế sạch hơn là những chất bốc mùi khó coi. Những lò đốt chuyển chất thải thành năng lượng đã đạt được một vị thế đáng kể khi có nhiều cộng đồng như Horsholm đấu tranh đòi xây dựng chúng tại địa phương mình.
-
Một con lợn trung bình có thể cho 3,6 kg chất thải mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu ước tính, một trang trại với 10 nghìn heo có thể sản xuất 5000 thùng dầu mỗi năm. Mỗi chú lợn sẽ có giá trị thêm 15USD.
-
5 dự án TKNL trong lĩnh vực công là: lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tại các truyến phố Hà Nội; thí điểm xây dựng hệ thống chiếu sáng nông thôn trên địa bàn 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm; thay thế hệ thống chiếu sáng công sở; xây dựng trạm phát điện Biogas từ chất thải lò giết mổ gia súc và nhà máy phát điện Biogas sử dụng rác thải làm nhiên liệu tại huyện Ba Vì. Tổng mức đầu tư ước tính gần 500 tỷ đồng cho 5 dự án trên.
-
Từ đầu 2008, trước thực trạng năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và đắt đỏ, Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM và Khoa công nghệ & Quản lý môi trường (ĐH Văn Lang) đã phối hợp nghiên cứu khả năng sinh khí sinh học từ hỗn hợp chất thải rắn (CTR) hữu cơ và đã ứng dùng thành công khi sử dụng làm nhiên liệu phát điện.
-
Bên cạnh những nguồn năng lượng quen thuộc từ gió, mặt trời, sinh học, thủy triều...các nhà khoa học đang hé mở thêm những nguồn năng lượng mới để thay thế như: năng lượng từ chất thải, đá nóng, nước biển hay thậm chí là mặt trăng.
-
Thiết bị có tên là Thiết bị Phản ứng Thu hồi Vòng Quay Ngược (Counter-Rotating-Ring Receiver Reactor Recuperator, viết tắt là CR5) được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.
-
Hơn 25 công ty Thụy Điển đứng đầu thế giới về các giải pháp xử lý chất thải, sử dụng hiệu quả năng lượng, giải pháp giao thông thân thiện môi trường cũng như các giải pháp sản xuất bền vững đã tham gia Hội thảo “Giải pháp xanh”. Hội thảo do UBND TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ trong 2 ngày 1 và 2 tháng 10 tại Khách sạn Caravelle, TP.HCM.