-
Ngày 1-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động chuẩn bị chương trình mở rộng phát triển khí sinh học. Ðây là 'Dự án nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp và Phát triển khí sinh học (QSEAP, VIE 39421)', được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội vào tháng 6-2009.
-
Một công ty chăn nuôi sinh học tại đảo Cheju, Hàn Quốc, đã đầu tư 2 tỷ won, gồm 600 triệu won cho tiền trang thiết bị và 1,4 tỷ won cho nhân lực vào công trình nghiên cứu tái sinh chất thải của heo. Dựa trên công nghệ biogas, chất thải từ heo được xử lý và tái chế thành nguồn nguyên liệu và năng lượng mới.
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
Chương trình khí sinh học trong ngành chăn nuôi đang phát huy hiệu quả tại Nam Định. Theo ghi nhận của Quỹ Phát triển Hà Lan, một công trình hầm khí biogas có thể tích 9 m3, có khả năng sản sinh ra một lượng khí đốt bảo đảm đủ nhu cầu sử dụng cho một gia đình 6 người. Sử dụng hầm khí này, bên cạnh việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, mỗi tháng, các hộ dân tiết kiệm chi phí tương đương với giá trị 140-160 nghìn đồng.
-
Năm nay, Ngày hội hành động toàn cầu do websile 350.org khởi xướng (10/10) thu hút 140 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam với rất nhiều ý tưởng kêu gọi mọi người hành động chống biến đổi khí hậu.Một số ý tưởng tham gia Ngày hội hành động toàn cầu có thể áp dụng tại Việt Nam như trồng cây; dùng năng lượng mặt trời; trồng trọt chăn nuôi tại địa phương; đạp xe; sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; thu dọn rác hay thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng compact tiết kiệm điện.
-
Đầu tháng bảy vừa qua, Chương trình Khí sinh học (KSH) của Việt Nam đã được công nhận là một trong những dự án năng lượng hàng đầu thế giới khi nhận giải thưởng Ashden danh giá tại Luân Đôn (Anh). Nhưng thiết thực hơn Chương trình KSH đã mở hướng cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân từ việc sử dụng nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền này.
-
Trong dịp về Bắc Giang vừa qua, tôi được biết có nhiều hộ chăn nuôi ở đây đã và đang lắp đặt bể biogas bằng vật liệu composite. Việc đầu tư lắp đặt bể biogas khai thác khí sinh học từ chất thải trong chăn nuôi tạo nguồn năng lượng mới thay chất đốt rơm rạ trong đun nấu đã được nông dân ở đây quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, với các gia đình nông dân, bỏ ra một lúc hơn 10 triệu đồng để sử dụng một bể biogas bằng vật liệu composite, thì đây được coi là “tư duy tiến bộ”, nhất là việc bảo vệ môi trường...
-
Vượt qua 700 dự án đề xuất, Dự án hỗ trợ Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam vừa được vinh danh tại lễ công bố kết quả giải thưởng Ashden - Năng lượng xanh toàn cầu năm 2010 tại Luân Đôn (Anh), do Liên Hợp Quốc và một số tổ chức năng lượng hàng đầu châu Âu tổ chức.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Theo thông tin từ Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi tổ chức xét duyệt đề cương, Hội đồng khoa học tỉnh đã đồng ý cho triển khai tiếp đề án “Sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc sản xuất khí sinh học (Bioga) để chạy máy phát điện” tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Sang (huyện Xuyên Mộc), do GS.TS Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm.
-
Bộ NN&PTNT cho biết, "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" giai đoạn 2003-2012 mà Bộ này phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện, đến nay đã xây dựng được hơn 70 nghìn hầm khí sinh học (HKSH) cho 37 tỉnh, thành phố trong cả nước; đào tạo 354 kỹ thuật viên cấp tỉnh, huyện và 687 đội thợ xây.
-
Trại chăn nuôi heo của anh Nguyễn Minh Quang ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo là một trong nhiều mô hình kinh tế đang mang lại hiệu quả cao từ việc sử dụng khí biogas để chạy máy phát điện phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
Ngày 9/3, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sản xuất điện từ biogas bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới, tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Là đơn vị trực tiếp triển khai đề án: “Phát triển các loại công trình khí sinh học tiết kiệm năng lượng Quy mô công nghiệp ” thuộc nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm Công nghệ Khí sinh học (BTC) đã và đang góp phần đem lại lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường cho bà con nông dân và đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Để tìm hiểu thêm về đề án này, chúng tôi có buổi trò chuyện ngắn với ông Nguyễn Quang Khải, giám đốc Trung tâm.