-
Kéo dài thời gian sử dụng của pin điện thoại lên gấp 10 lần là mục tiêu đầu tiên trong dự án nghiên cứu mới, với quy mô lớn mà IBM, Infineon và một số trường đại học ở châu Âu đã tiết lộ vào thứ 4 vừa rồi. Dự án nghiên cứu này có tên là Steeper. Nó cũng hướng tới mục tiêu cắt giảm 10 lần nhu cầu năng lượng trong các thiết bị điện tử khác như TV, siêu máy tính trong thời gian hoạt động bình thường và loại trừ gần như hoàn toàn lượng năng lượng tiêu thụ khi chúng ở trạng thái tạm nghỉ.
-
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ký hai hiệp định, một về hợp tác quốc phòng, một về hợp tác hạt nhân giữa hai nước. Hai văn kiện này, được giới quân sự, các chuyên gia và giới báo chí đánh giá là lịch sử, sẽ giúp hai quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu về quân sự tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ thử vũ khí hạt nhân đến khả năng điều quân chung.
-
Nhật Bản bắt đầu sản xuất xe hơi chạy bằng điện Nissan Leaf – Dự kiến xuất lô hàng đầu tiên trong năm nay. Nhà máy đầu tiên sản xuất xe Nissan Leaf tại Oppanma, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất các linh kiện cho loại xe này từ ngày 22 tháng 10. Lô hàng đầu tiên cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại thị trường Mỹ sẽ được hoàn thành vào tháng 11 và tại thị trường Châu Âu vào đầu tháng 12.
-
Tới thời điểm này, sự tiếp nhận của Châu Âu với dòng xe điện chỉ còn phụ thuộc vào việc sớm hay muộn chính phủ các quốc gia Châu Âu lắp đặt các trạm nạp điện cho ô tô dọc theo các tuyến đường.
-
Với quy mô thủy triều lớn thứ hai trên thế giới, khoảng 50 feet, cửa sông Severn nhiều năm được xem là như là một nguồn năng lượng tiềm năng, đặc biệt rất giàu các nguồn năng lượng tái tạo. Anh đã cam kết vào năm 2020 40% điện năng sẽ được tạo ra từ các nguồn tái tạo để đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu.
-
Sử dụng công nghệ sấy bằng hơi nước trong chế biến thuỷ sản khô vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí, tạo đà nâng cao năng lực xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nga, Ucraina và các nước thuộc châu Âu.
-
Trường Đại học Malta vừa tổng kết 2 năm thực hiện chiến dịch “Tiết kiệm năng lượng...bảo vệ tương lai” do 21 học sinh và giáo viên thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Commenius EU do Ủy ban Châu Âu cấp thông qua EUPA.
-
Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) Guenther Oettinger cho rằng châu Âu cần đầu tư 1.000 tỷ euro để cải thiện hệ thống năng lượng nhằm giảm bớt ô nhiễm và đảm bảo nguồn cung.
-
Các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông tiêu thụ khoảng 8% điện năng của EU và thải ra khoảng 4% CO2 mỗi năm. Theo Trung tâm hợp tác nghiên cứu của Hội đồng Châu Âu, con số này có thể tăng lên gấp đôi tới năm 2020. Nhằm góp phần ngăn chặn thảm họa này, các công ty sẽ cam kết tuân thủ theo bộ quy tắc hành xử nhất định.
-
Sau tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, ngày 28 tháng 9 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch dán nhãn năng lượng trên TV. Với nhãn này, người tiêu dùng sẽ biết được lượng tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị. Cùng với việc niêm yết giá của các loại TV, nhãn năng lượng cũng sẽ xuất hiện một cách rõ ràng trên bề mặt các sản phẩm và quảng cáo. Điều luật này nhằm cắt giảm phát thải CO2 và tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
-
Cũng trong năm nay, Liên minh Châu Âu đã đặt mục tiêu chung toàn khối sẽ sử dụng 20% là năng lượng tái chế trong năm 2020.
-
Dự án ôtô điện kéo dài ba năm đã bắt đầu vào đầu năm nay giữa Volvo, Đại học Hoàng đế ở London và bảy viện khác của châu Âu. Đại học Hoàng đế đang nghiên cứu tạo ra một hỗn hợp composite bao gồm sợi carbon và nhựa polymer là thứ có thể lưu trữ cũng như sạc được nhiều năng lượng và nhanh hơn pin quy ước.
-
Bỏ bóng đèn sợi đốt là một phần trong chiến lược của EU, nhằm cắt giảm 20% khí nhà kính tới năm 2020. Với việc thay thế các loại đèn cũ bằng những mẫu mã mới, tiết kiệm hơn, EU hi vọng sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng cho chiếu sáng xuống 60%, tương đương với 30 triệu tấn CO2 mỗi năm. Hiệp hội người tiêu dùng Châu Âu BEUC tỏ ra rất đồng tình với bước phát triển tiếp theo của dự án này. Nhưng họ cũng đòi hỏi thông tin rõ ràng hơn cho người tiêu dùng, cung cấp quy trình tái chế bóng đèn tiết kiệm năng lượng đạt chất lượng tốt hơn và giảm lượng thủy ngân của đèn compact.
-
Nhiên liệu sinh học từ chất thải thực vật và rác thải đô thị ngoài cây lương thực có thể thay thế cho hơn một nửa lượng gas được sử dụng tại Liên minh Châu Âu đến năm 2020, đó là phát biểu của một nhà phân tích của hãng Bloomberg New Energy Finance.
-
Báo cáo nghiên cứu của Bloomberg cho biết nhiên liệu sinh học do các công ty của châu Âu và Trung Quốc phát triển có thể giúp giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn năng lượng nhập khẩu bằng cách thay thế tới 65% khối lượng nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu của khối này từ bên ngoài.
-
Theo dự án, ba nước sẽ cùng tham gia xây dựng tại Gruzia và Romani các cảng trung chuyển khí hóa lỏng (LNG), cho phép khí đốt được vận chuyển bằng đường ống từ Azerbaijan tới Gruzia, sau đó được đưa bằng tàu vượt qua biển Đen tới Romani.
-
Tại Hội nghị năng lượng mặt trời Châu Âu lần thứ 25 tại Valencia – Tây Ban Nha, hãng Imec đã giới thiệu một vài loại tế bào năng lượng mặt trời mới với kích thước lớn hơn cùng hiệu suất tăng tới 19.4% . Loại tế bào mới này được tạo nên từ 2 điện cực: điện cực tráng bạc và điện cực đồng.
-
Phát triển ngành năng lượng sạch thời kỳ hậu khủng hoảng, cần quan sát ở góc độ vĩ mô quá trình tái thiết lập trật tự kinh tế thế giới và sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.
-
Năng lượng là một trong những vấn đề nóng nhất của thế giới ngày nay, là chiến trường để các cường quốc đua tranh đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái sinh. Họ đang thực hiện những gì và tương lai ra sao?
-
Các dây chuyền sản xuất pin quang điện cũng tăng nhanh không chỉ ở châu Âu mà ở cả Đài Loan và Trung Quốc. Riêng Trung Quốc hàng năm sản xuất đến 2GW pin năng lượng mặt trời. Trong tháng 2/2010, mức giá năng lượng sử dụng pin quang điện là 4,27USD/watt.