-
Máy hoạt động bằng chính nguồn năng lượng có sẵn trong các chất chữa cháy nhưng vẫn xử lý được các đám cháy nguy hiểm như xăng, dầu, bom, đạn...Đây là sản phẩm do ông Phan Đình Phương (Công ty Sáng chế Công nghệ An Sinh, TP Đà Nẵng), cùng các cộng sự nghiên cứu chế tạo trong suốt 12 năm
-
Hệ thống các nhà "năng động" không những không tiêu tốn điện năng, tự sản xuất điện để đảm bảo cho hoạt động của nó mà còn có thể cung cấp điện ngược trở lại cho mạng điện lưới trung tâm. Trong ngôi nhà kiểu này sẽ áp dụng kết hợp các giải pháp công tiên tiến bao gồm công nghệ "thụ động" (tiêu thụ ít năng lượng) và "thông minh" (trang bị các thiết bị công nghệ cao trong nhà).
-
David Wendell mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo bằng cách dùng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ mới này sử dụng carbon và chuyển hóa thành đường –vẫn được lấy từ cây trồng tự nhiên - hiệu quả hơn bằng cách sử dụng bọt quang hợp nhân tạo.
-
Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sạch, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và công nghiệp tái tạo năng lượng. Không những vậy, quốc gia này còn được biết đến với lĩnh vực phát triển đô thị và nông thôn bền vững, các giải pháp kiểm soát và đo lường môi trường toàn diện, kiểm soát ô nhiễm không khí và tiết kiệm nguồn nước.
-
Theo TKV, sau khi giấy phép thăm dò được cấp, Tập đoàn sẽ khẩn trương tổ chức thi công và lập báo cáo, nếu được nhà nước phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
-
Trong 1 nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Roschester công bố rằng tổng năng lượng cần cung cấp cho 1 tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ thấp hơn so với tế bào vô cơ thông thường.
-
Ông Tim Garling, giám đốc điều hành PSTA cho biết: “Chúng ta đã rất sung sướng khi nghĩ rằng những chiếc xe bus sử dụng công nghệ hybrid sẽ giúp tiết kiệm khoảng 20% nhiên liệu, tuy nhiên chúng ta đang tiết kiệm được tới 50 đến 56%”.
-
Nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong sản xuất xi măng, từ ngày 22 đến 23 tháng 9 năm 2010, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Công ty Polysius AG (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công nghệ mới, thiết bị hiện đại, hiệu quả và TKNL trong sản xuất xi măng”.
-
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng sạch đang tìm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Tại hội thảo về công nghệ sạch Phần Lan tại VN do Thương vụ Phần Lan kết hợp với Tổ chức Cleantech Finland tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng VN cần có nhiều ưu đãi cho các DN đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực này.
-
Với ý tưởng muốn giúp các doanh nghiệp vận tải điều hành, kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phương tiện vận tải đường bộ, kỹ sư Nguyễn Duy Năng (Công ty TNHH Viễn Tân, TPHCM) đã đưa ra một giải pháp quản lý bằng hệ thống các thiết bị ứng dụng công nghệ cao: NextFMS.
-
Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Maryland, Mỹ đã tạo ra một loại pin từ virus có thể dệt vào quần áo để cung cấp năng lượng cho các thiết bị cầm tay một cách tiện lợi.
-
Ngày 17/9/2010, tại TP. Huế, đã diễn ra Hội nghị các trung tâm TKNL toàn quốc lần thứ 3, do Văn phòng TKNL Bộ Công Thương tổ chức. Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Chánh văn phòng TKNL đã tới dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị các trung tâm TKNL toàn quốc lần thứ 3 được tổ chức nhằm mục tổng kết các hoạt động của các trung tâm TKNL trong năm 2010, những khó khăn và thuận lợi, qua đó, tìm ra những giải pháp tháo gỡ trong những năm tiếp theo.
-
Fujitsu vừa giới thiệu phương pháp nạp đầy năng lượng vào pin các thiết bị di động và không cần bất kì dây nối nào. Ngoài điện thoại, các sản phẩm được ứng dụng bao gồm máy ảnh, laptop, sách điện tử... Công nghệ này cho phép nhiều thiết bị cùng sạc một lúc trong vòng bán kính vài mét.
-
Sân bay John Lennon ở thành phố Liverpool của Anh sẽ trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ biến hơi thở của hành khách thành nhiên liệu sinh học, nhằm tiết kiệm chi phí xăng dầu.
-
Dự án sản xuất điện nói trên sẽ sử dụng công nghệ chảo parabol, trong đó các tấm gương hình parabol sẽ được dùng để đốt nóng một hợp chất truyền dẫn, tạo ra hơi nước để vận hành các máy phát điện.
-
Theo nghiên cứu của Ernst & Young, “Trung Quốc hướng đến mục tiêu đạt được năng suất 300 GW năng lượng hydro, 70GW năng lượng hạt nhân, 100GW năng lượng gió, 20GW năng lượng mặt trời tới năm 2020”.
-
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts đang tiến hành những nghiên cứu với mục đích thực hiện được quá trình quang hợp nhân tạo,sử dụng 1 loại virus hỗ trợ và ánh sáng mặt trời để tách nước thành hiđro và oxi. Hiđro thu được sẽ được sử dụng để phát điện hoặc làm nhiên liệu lỏng cho ô tô và xe tải.
-
"Ngày hội Bến Tre thực hiện tiết kiệm năng lượng" hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động thú vị và bổ ích liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Chương trình do Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP Hồ Chí Minh tổ chức.
-
“Thời kì lớn mạnh của tuabin gió đang đến” là nhận định mà Diễn đàn công nghệ gió diễn ra vào tháng 8/2009 đã đưa ra. Theo đó, cả sản lượng điện tối đa 1 tuabin có thể sản xuất, chiều cao trung tâm và đường kính roto sẽ tăng trong thời gian tới. 1 tuabin giờ đây có chiều cao trung bình là 258 feet với đường kính roto là 268ft. Nó có thể sản xuất 1,74 MW điện trong điều kiện lý tưởng, và thực tế, tới năm 2008 đã đạt được công suốt 1,66 MW.
-
Tập đoàn Neo Solar Power, một trong những nhà sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới, đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Khu công nghệ cao Nam Đài Loan (STSP). Dự tính, nhà máy sẽ có công suất 3,4 GW, nhiều hơn 1 GW so với công suất của tất cả các nhà máy khác tại Đài Loan.