-
Ngày 8/12, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thoả thuận về hoàn tất việc chuyển đổi hoàn toàn lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt từ nhiên liệu urani độ giàu cao (HEU) sang urani độ giàu thấp (LEU) và tháo dỡ số nhiên liệu HEU còn lại.
-
Kivu là một trong ba “hồ phun” trên thế giới. Nằm khá gần một núi lửa mang tên Nyurangongo, nó chứa hàng tỷ tấn khí độc trong nước. Theo tính toán của giới khoa học, lượng khí metan trong hồ vào khoảng 65 km3, còn khí lượng khí CO2 lên tới 256 km3. Với lượng khí ấy, hồ Kivu rất xứng đáng với danh hiệu "quả bom hẹn giờ khổng lồ".
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Trong ngày thứ 2 của chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Malaysia, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung- bak đã có cuộc gặp gỡ cao cấp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào ngày 10 tháng 12 vừa qua. Hai nhà lãnh đạo đã nhìn lại 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng thảo luận những biện pháp nhằm nâng cao quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như công nghệ xanh, sản xuất điện nguyên tử và khai thác thị trường ở các nước thứ ba.
-
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức có hiệu lực từ 1.1.2011. Bộ Công thương đã triển khai các đợt tuyên truyền, phổ biến luật đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp khu vực Bắc - Trung - Nam. Mục đích giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ thêm về những quy định của Luật. Mong muốn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai sâu rộng tới mọi tổ chức, cộng đồng dân cư.
-
Sau cuộc họp Tổ công tác về Năng lượng hạt nhân và An ninh hạt nhân của Ủy ban hợp tác song phương của Tổng thống Nga-Mỹ tại Moscow vào ngày 7/12, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Tập đoàn nhà nước về năng lượng hạt nhân của Nga Rosatom và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE). Bước đầu, hai tổ chức này sẽ xem xét khả năng chuyển đổi từ HEU sang LEU của 6 lò phản ứng nghiên cứu Nga.
-
Từ khi tổ máy 1 đi vào vận hành tháng 10/2008 đến nay, Thủy điện A Vương (công suất 210 MW) đã phát được sản lượng gần 1,8 tỷ kWh, tương đương với doanh thu khoảng 1.150 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho biết do có lợi thế là sử dụng cột nước cao nên khi huy động công suất Thủy điện A Vương và phát điện theo chiều cao cột nước sẽ rất hiệu quả.
-
Ngày 8/12, tại Hà Nội, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc Đại sứ của Hoa Kỳ tại Cơ quan Năng lượng nguyển tử quốc tế (IAEA). Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123 liên quan đến việc chuyển giao thông tin vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ cho nước khác, đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân).
-
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kì, ông Taner Yildiz hoan ngênh nỗ lực thúc đẩy dự án nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng tại Thổ Nhĩ Kì và quyết tâm của Ankara trong việc phát triển năng lượng hạt nhân thông qua các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.
-
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới nên cấm sử dụng loại bóng đèn sợi đốt truyền thống nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp hiện thời. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ), các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất.
-
Ở phía nam thành phố Tokyo (Nhật), có một cây thông Noel với điện năng cung cấp cho đèn lấy từ một nguồn rất đặc biệt. Bên cạnh cây thông là bể nước chứa một con cá chình.
-
Ireland- đất nước từng được mệnh danh là con hổ vùng Celtic với tốc độ phát triển kinh tế ngoạn mục giờ đây đang trải qua một giai đoạn khó khăn do khủng hoảng nợ công trầm trọng và buộc phải trông chờ các khoản cứu trợ tài chính của liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, giữa cảnh ảm đạm này, lần đầu tiên một vài thông tin khả quan đã được đưa ra ở thủ đô Dublin: Ireland đang bước đầu thành công trong việc sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Toà nhà sở Khoa học và công nghệ TP.HCM sẽ xây dựng theo mô hình công trình xanh. Theo đó, ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50% – 90% chi phí xử lý chất thải.
-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
Hội chợ Triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo đang diễn ra tại TP.HCM, trưng bày nhiều nhóm sản phẩm, trong đó nhiều nhất là các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, đặc biệt là máy nước nóng năng lượng mặt trời.
-
TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
-
Trong buổi khai mạc Diễn đàn Đầu tư và Hợp tác kinh doanh Việt Nam – Tây Ban Nha diễn ra ngày 23-11, ông Fernando Salazar cho biết thêm: “Nói như thành ngữ Việt Nam là, chúng tôi (Tây Ban Nha) không muốn trở thành 'trâu chậm uống nước đục' khi vào đầu tư tại Việt Nam”. Ngoài ra, trong đó cũng có nhiều công ty trong lĩnh vực xây dựng, năng luợng, xử lý thải,… Các công ty này được ICEX lựa chọn dựa trên cam kết và kế hoạch đầu tư của họ vào Việt Nam.
-
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Stiven Chu hy vọng Trung Quốc thực hiện chính sách cùng có lợi khi trợ cấp cho năng lượng xanh, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được nhận trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo tại Trung Quốc.
-
Theo UBND TPHCM, từ nay đến năm 2015, TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm điện. Tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng 2 cấp, bộ điều khiển chiếu sáng trung tâm cho hệ thống đèn chiếu sáng công cộng; triển khai các chương trình sử dụng đèn tiết kiệm điện và bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tăng nguồn hỗ trợ lên 200 triệu đô la để khuyến khích khu vực tư nhân tại Trung Quốc tham gia vào cơ sở vật chất phân phối nguồn gas tư nhiên tại nước này. Theo ADB, dự án này sẽ là động lực thúc đẩy, giúp chính phủ Trung Quốc cắt giảm sử dụng than đá và gia tăng sử dụng và cung ứng trên diện rộng nguồn khí gas tự nhiên – một loại nhiên liệu sạch và tốt hơn đối với môi trường.