-
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010” mục tiêu là tiết kiệm trên 1500 TOE, thực hiện được ít nhất 35 dự án TKNL, giảm phát thải khoảng 14,6 nghìn tấn khí CO2. Kiểm toán năng lượng tại 9 đơn doanh nghiệp cho thấy tiềm năng tiết kiệm lên tới 2,1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Ông Hồ Văn Diện, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, trước đây nhà máy hầu như không chú trọng đến việc quản lý sử dụng điện năng cũng như chưa từng có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện. Sau khi Trung tâm tư vấn và phát triển các ngành công nghiệp Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm toán năng lượng, ngoài các biện pháp kỹ thuật, chúng tôi đã tự có những phương pháp riêng nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện thông qua các quy định cụ thể về thưởng phạt.
-
Việc tiết kiệm năng lượng trong bất cứ ngành sản xuất nào cũng giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Ngành giấy Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-18%. Để phục vụ sản xuất, các DN giấy và bột giấy tiêu thụ các dạng năng lượng như điện, than, dầu (FO, DO) cho việc chạy động cơ, đốt lò.
-
Một quy trình mới đang được các kỹ sư hóa học thuộc trường đại học Purdue thử nghiệm để tạo ra hydro tại mức nhiệt độ của pin nhiên liệu mà không cần dùng chất xúc tác. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các phương tiện chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử xách tay như camera kỹ thuật số, các thiết bị chẩn đoán y học, máy khử rung tim, điện thoại di động và máy tính xách tay. Cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ năng lượng Hoa Kỳ và đang mở ra một quy trình mới.
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) là 1 trong 6 nhóm nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2006-2015.
Đồng hành cùng kế hoạch 10 năm của Chương trình Quốc gia SDNLTK&HQ (VNEEP) không thể không kể đến 1 cái tên hết sức quen thuộc với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới và với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng – Đó chính là Tập đoàn Ariston Thermo Group.
-
Tiết kiệm năng lượng có thể trở thành điểm mấu chốt để doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay ở nhiều nước châu Á, nhu cầu về điện tỷ lệ nghịch với khả năng cung cấp nguồn điện do các hồ thủy điện cạn nước nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất. Vì thế, đòi hỏi tiết kiệm điện là một điều bắt buộc.
-
Ý tưởng của MIT đã được trình lên NASA vào tháng Tư như là một phần của hợp đồng nghiên cứu trị giá 2,1 triệu đô la nhằm tìm cách nâng cao hiệu quả của máy bay trong tương lai.Dòng D “thân kép” là một thiết kế tiềm năng có thể kế tục loại máy bay trung bình và ngắn 737 của Boeing trong khi dòng H “thân cánh hỗn hợp” được nghiên cứu nhằm thay thế cho Boeing 777 với 300 ghế.
-
Ngày 02/06 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ Đông Nam Á (AAET) đã tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Ngôi nhà xanh thân thiện với môi trường có chi phí tiết kiệm nhất cho người thu nhập thấp” (AAET ESTI) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu
-
Qua 3 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút hơn 100 tòa nhà dự thi. Năm 2010, dự kiến sẽ có trên 30 tòa nhà tham gia cuộc thi “tòa nhà hiệu quả năng lượng”. Sẽ có 6 tòa nhà tham gia cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” lần thứ IV do Trung tâm Năng lượng Đông Nam Á tổ chức tại VN. Điểm đặc biệt của cuộc thi năm 2010 là giải thưởng dành riêng cho kiến trúc sư. Giải thưởng nhằm nâng cao vai trò và tầm quan trọng của kiến trúc sư có những công trình kiến trúc xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
-
Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt môi trường. Áp dụng các biện pháp TKNL, Công ty đóng tàu Phà Rừng có thể giảm lượng khí thải Co2 ra môi trường trên 2,2 nghìn tấn/ năm, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn cán bộ công nhân viên công ty. Công ty Phà rừng xác định, tăng tính cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
-
Các dây chuyền sản xuất bánh kẹo, mía đường chủ yếu trang bị nồi hơi công nghiệp đốt dầu cỡ nhỏ và cỡ trung. Ưu điểm của các lò hơi này là thiết bị nhỏ gọn, vận hành đơn giản, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phụ tải thất thường của từng nhà máy nhưng hiệu suất thấp, tiêu hao năng lượng lớn. Việc nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng đối với lò hơi đang là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
-
Năm 1995 Braxin bắt đầu thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng, theo đó, các công ty điện lực đã tư nhân hóa đều bị bắt buộc đầu tư vào việc nâng cao hiệu quả năng lượng và các hoạt động nghiên cứu phát triển. Đến năm 1998 điều này được chính thức hóa thông qua cơ quan thẩm quyền của ngành năng lượng, quy định bắt buộc trả một khoản tiền “phí tổn truyền tải” hàng năm là 1% lãi ròng của công ty điện lực, khoản tiền này được sử dụng để nâng cao hiệu quả năng lượng.
-
Mới nghe tưởng như là điều phi lý, song đây lại là một trong số 61 đề án lọt vào chung khảo Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010, với chủ đề "Biến đổi khí hậu" do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Với ý tưởng sáng tạo này, tác giả muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí thải nhà kính.
-
Tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với nhiệm vụ hỗ trợ triển khai một số hoạt động tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng hiệu quả năng lượng, ngày 29/4, Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công Thương Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu, tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Về chiến lược đào tạo, TCT Giấy cũng đã cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn “Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp giấy” do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ trong ngành.
-
Việc này tiêu tốn rất nhiều năng lượng nên SM Prime Holdings đã bắt đầu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các trung tâm từ năm 1998. Cong ty cho biết, đã chi 6 triệu đôla để thay thế những thiết bị cũ và tiêu tốn năng lượng. Bộ điều chỉnh thời tiết thông minh của điều hòa (để bù trừ nhu cầu điện năng biến động giữa ngày và đêm) đã giúp SM tiết kiệm hơn 50 triệu KWh mỗi năm.
-
Các bộ tụ bù được sử dụng rộng rãi, được coi là giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao hệ số công suất cosφ của tải, làm giảm công suất phản kháng, giảm tổn thất công suất, nâng cao chất lượng điện áp và nâng cao khả năng truyền tải của hệ thống điện.Vì thế ngành điện quy định giá trị cosφtiêu chuẩn ≥ 0,85.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.