-
Để thực hiện mục tiêu biến thủ đô đất nước Mặt trời mọc thành một thành phố xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả, chính quyền Tokyo đã và đang xúc tiến nhiều chương trình cải thiện môi trường táo bạo, bao gồm đẩy mạnh công tác xử lý rác thải, quy định các công ty, nhà máy phải cắt giảm khí thải, tài trợ chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng Mặt trời…
-
Mỹ, EU, Nhật lần lượt tập trung mục tiêu vào năng lượng mới, một mặt là kế sách đối phó với khủng hoảng, nhưng mặt khác họ đã nhìn thấy thời cơ trong khủng hoảng. Một câu nói của Obama đã nói ra vấn đề: “Ai nắm được năng lượng tái sinh, người đó sẽ lãnh đạo thế kỷ 21”.
-
Để Chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm trở nên hiệu quả, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung trong đề án Tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
-
Hướng tới một nền kiến trúc sinh thái, hài hòa với tự nhiên, tiết kiệm năng lượng đang là mục tiêu của cả thế giới. Chẳng thế mà các kiến trúc “tranh, tre, nứa, lá”, sử dụng khí động học của KTS Võ Trọng Nghĩa đã vinh dự đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, và hiện nay đang là đại diện cho công nghệ Việt Nam trưng bày tại World Expro 2010, đang diễn ra tại Thượng Hải.
-
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải cácbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới nước này sẽ có một nguồn thu khổng lồ nhờ xuất khẩu công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
-
TQ đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch trong tổng mức tiêu thụ năng lượng lên 15% vào năm 2020. Theo ông Li Junfeng, phó tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu năng lượng,(ERI) thuộc Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước (NDRC), với mục tiêu này, TQ cần phải đạt mức 13% vào năm 2015. Ủng hộ quan điểm của Li, Wang Zhongying, một nhà nghiên cứu của ERI, cho rằng việc phát triển nguồn năng lượng mới là bắt buộc đối với TQ để có thể đạt mục tiêu về kiểm soát lượng khí thải.
-
Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thành lập. Từ đó đến này các công tác chung về TKNL được triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đem lại những thành quả lớn trong công tác tiết kiệm năng lượng.
-
Sử dụng những giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang trở thành giải pháp được một số nhà cung cấp công nghệ và doanh nghiệp ứng dụng hướng đến trong mục tiêu phát triển bền vững. Những giải pháp công nghệ xanh này cũng góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
-
Bộ Năng lượng Mỹ dự tính, đến năm 2020 nhu cầu điện trung bình sẽ giảm 15%. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu trong kế hoạch tiết kiệm năng lượng của đất nước này. Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là tiết kiệm 130 tỉ USD cho chi phí năng lượng và cắt giảm 5 tỉ tấn Co2 thải ra môi trường.
-
Theo AFP, 13.500 buồng điện thoại công cộng đang tồn tại trên khắp nước Áo. Buồng điện thoại trước trụ sở chính của tập đoàn Telekom Austria ở thủ đô Vienna là chiếc đầu tiên được chọn để chuyển đổi thành trạm xạc điện. Hannes Ametsreiter, tổng giám đốc điều hành Telekom Austria, đã khai trương trạm xạc pin này trong cuộc họp báo hôm 4/5. Mục tiêu của tập đoàn là chuyển đổi 29 buồng điện thoại nữa từ nay tới cuối năm.
-
Trên cơ sở những thành công của cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” năm 2006, 2008, và 2009, năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiếp tục phát động cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” và “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” năm 2010.
-
Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.
-
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.
-
Tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với nhiệm vụ hỗ trợ triển khai một số hoạt động tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng hiệu quả năng lượng, ngày 29/4, Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công Thương Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu, tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
-
“Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Cụ thể, Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.
-
“Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia” là một trong 3 đề án thuộc nhóm nội dung thứ 2 trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Chính phủ ban hành. Trong thời gian qua, dưới sự chủ trì của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề án đã được triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, đem lại những kết quả thiết thực.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
2009 là năm có nhiều hoạt động tiết kiệm năng lượng được triển khai trên phạm vi cả nước. Trang tin Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả xin được giới thiệu 10 sự kiện nổi bật trong năm.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.
-
Trong bối cảnh các nguồn năng lượng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, vấn đề tiết kiệm năng lượng (TKNL) càng trở nên cấp bách. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển ngành công nghiệp tỉnh (sở Công Thương) đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần vào việc TKNL trên địa bàn…